Các nhà khoa học khẳng định có sự sống trên Mặt trăng

10/08/2019 16:15

MTNN Các nhà khoa học cho biết họ tin rằng có sự sống hiện tồn tại trên Mặt trăng, tuy nhiên sự sống này lại vô tình được đưa tới từ Trái đất trong thời gian gần đây.

Hồi đầu năm nay, tàu vũ trụ không người lái của Israel Beresheet mang theo bên trong nó vài nghìn con tardigrad (gấu nước) nhỏ đã được phóng lên Mặt trăng. Tuy nhiên, con tàu đã gặp tai nạn khi tiếp cận quỹ đạo của chị Hằng.

Tổ chức Arch Mission Foundation, có trụ sở ở Mỹ đã tài trợ kinh phí cho việc chế tạo tàu không gian Beresheet cho hay họ tin những sinh vật chỉ dài vài milimet có thể đã sống sót.

"Trọng tải của chúng tôi có thể là thứ duy nhất còn sót lại từ sứ mệnh đó", là người sáng lập của tổ chức Arch Mission Foundation, Nova Spivack nói với tạp chí Wired, khẳng định những con gấu nước có thể đã sống sót vượt qua tai nạn nói trên và vẫn đang sống trên Mặt trăng.

Tardigrad được phát hiện vào thế kỷ 18 bởi nhà động vật học và mục sư người Đức Johann August Ephraim Goeze. Kể từ đó, loài động vật này đã được tìm thấy ở những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất, từ trên đỉnh núi, tới sa mạc khô cằn và các hồ phụ ở Nam Cực.

Karl Shuker, trong cuốn sách The Hidden Powers of Animal (Sức mạnh bí mật của động vật) đã cho biết loài gấu nước có một sức sống vô cùng mãnh liệt, khi chúng sống sót sau khi bị đóng băng trong helium lỏng và bị đun sôi ở 149 độ C.

Bí mật của loài sinh vật này là nếu gặp môi trường xấu, chúng sẽ co lại như các hạt cây, loại bỏ gần như toàn bộ nước trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất của nó.

Lukasz Kaczmarek, một chuyên gia về loài gấu nước và nhà sinh vật học tại Đại học Adam Mickiewicz ở Ba Lan, cho biết những con vật có thể sống sót sau cuộc đổ bộ thất bại lên Mặt trăng.

"Tardigrad có thể sống sót sau những áp lực tương đương với những áp lực được tạo ra khi các tiểu hành tinh tấn công Trái đất, do đó, một vụ tai nạn nhỏ như thế này không là gì với chúng", ông Kaczmarek nói với The Guardian.

Ông Kaczmarek nói thêm rằng những con gấu nước có thể sống sót trong nhiều năm trên Mặt trăng. Tardigrad mất nước đã được hồi sinh sau nhiều năm ở trạng thái bất hoạt bằng cách được đặt trong nước. Các con vật sau đó hoạt động trở lại, ăn và sinh sản như bình thường.

Thiên Hà (theo ITV)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nông dân trồng nấm linh chi qua điện thoại

Thay vì phải cần 2-3 người trồng, chăm sóc nấm linh chi, giờ đây nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ, người nông dân ở An Giang chỉ cần mở điện thoại ra đã có thể một mình đảm đương hết công việc.

Nông dân trồng nấm linh chi qua điện thoại

Thay vì phải cần 2-3 người trồng, chăm sóc nấm linh chi, giờ đây nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ, người nông dân ở An Giang chỉ cần mở điện thoại ra đã có thể một mình đảm đương hết công việc.

Độc đáo hệ thống cảnh báo nguồn nước ô nhiễm tự động

Hai em Phan Minh Quang và Nguyễn Lê Quốc Hùng (học sinh trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã chế tạo nên hệ thống cảnh báo nguồn nước ô nhiễm tự động, dùng để giám sát, cảnh báo độ pH và độ đục nguồn nước ô nhiễm ứng dụng công nghệ IoT, qua đó giúp người dân chủ động biết được chất lượng nguồn nước sinh hoạt của mình…

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com