‘Các ngành sản xuất cần thích ứng với các xu hướng mới’

05/10/2019 02:15

MTNN Theo Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, các ngành sản xuất đang có những áp lực, sức ép rất lớn và phải thay đổi, thích ứng với các xu hướng mới.

Tại hội thảo về Sản xuất thông minh, ông Nguyễn Quân (Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam) cho biết sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc nếu muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

“Theo đánh giá, Việt Nam chỉ mới đang tiếp cận với cuộc cách mạng thứ 3 và đã buộc phải chuyển sang CMCN 4.0. Hiện năng suất lao động ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực, trình độ công nghệ thấp, máy móc thuộc thế hệ cũ, nguồn nhân lực hầu hết vẫn chưa qua đào tạo”, ông Quân phân tích.

Theo Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam, ước tính chỉ có khoảng 30% lao động đã qua đào tạo, đồng thời Việt Nam cũng thiếu các chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao. Do đó, các ngành sản xuất đang có những áp lực, sức ép rất lớn và phải thay đổi, thích ứng với các xu hướng mới.

Việc áp dụng sản xuất thông minh sẽ làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, nhờ đó tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí nhân công cho từng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế và giải phóng sức lao động. Vì vậy, ông Quân khẳng định cốt lõi của sản xuất thông minh là chuyển đổi số, trong đó trụ cột là chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý.

Các dịch vụ điện được cung cấp qua môi trường điện tử

Liên quan đến năng lượng thông minh, ông Võ Quang Lâm (Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) cho biết đầu năm 2018, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” và phê duyệt Đề án ngày 6.11.2018.

Trong quá trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, EVN đã đạt được những thành công bước đầu. Cụ thể, ông Lâm đưa ra dẫn chứng trong khối phát điện, khi các nhà máy Nhiệt điện gần đây đã sử dụng thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến phục vụ vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa, theo dõi thông số, trạng thái vận hành liên tục như độ rung, nhiệt độ, áp suất…

Trong khối truyền tải điện, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ chuyển 60% trạm biến áp (TBA) 220 kV và 100% các TBA 110 kV thành các TBA không người trực, các TBA đã và đang được các đơn vị tiến hành ứng dụng công nghệ GIS giúp tin học hóa việc quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, hỗ trợ việc điều hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Theo thông tin Phó TGĐ EVN đưa ra, năm 2020, EVN hướng tới 100% các dịch vụ điện được cung cấp qua môi trường điện tử theo lộ trình chuyển đổi số. Cụ thể, đến tháng 5.2019, tổng số công tơ điện tử đã lắp đặt và thu thập dữ liệu đo đếm từ xa trên toàn hệ thống là hơn 12,3 triệu chiếc, đạt tỷ lệ 44.8%.

Phó TGĐ EVN cho biết hệ thống đo xa sử dụng công tơ điện tử đã nâng cao năng suất lao động trong khâu ghi chỉ số công tơ; phát hiện sớm tình trạng hoạt động bất thường của hệ thống, góp phần giảm tổn thất điện năng; theo dõi và dự báo được tình trạng quá tải máy biến áp, mất cân bằng giữa các pha, tiết kiệm chi phí.

Hội thảo chuyên đề “Sản xuất thông minh” và “Năng lượng thông minh” nằm trong Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit) được diễn ra từ ngày 2 - 3.10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 quy tụ rất đông đại biểu đến từ khối Chính phủ, khối Doanh nghiệp cùng các công ty công nghệ hàng đầu thế giới về các lĩnh vực Viễn thông, Xây dựng, Vận tải, Tài chính - Ngân hàng…

Industry 4.0 Summit 2019 bao gồm 1 Diễn đàn cấp cao, Phiên thảo luận cấp cao và 4 Hội thảo chuyên đề hướng tới giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết của chuyển đổi số như những giải pháp xây dựng Ngân hàng thông minh, Thành phố thông minh, Sản xuất thông mình và Năng lượng thông minh…

Thu Anh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số

Chủ tịch Viettel kiến nghị cơ quan quản lý cần nhanh chóng cấp phép Mobile Money, chuyển mạch tài chính số cũng như các sản phẩm dịch vụ mới để sử dụng hiệu quả hạ tầng mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như được tạo cơ chế để đầu tư mạo hiểm.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com