Bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp quang động nhìn tốt hơn trong bóng tối?

09/02/2020 09:15

MTNN Các nhà nghiên cứu Pháp cuối cùng đã lý giải được hiện tượng là bệnh nhân được điều trị ung thư bằng liệu pháp quang động (photodynamic therapy) thường gặp một tác dụng phụ kỳ lạ - họ bắt đầu nhìn thấy rõ hơn trong bóng tối.

Theo pubs.acs.org, liệu pháp quang động (photodynamic therapy), một hình thức liệu pháp quang học liên quan đến ánh sáng và một chất hóa học nhạy sáng, được sử dụng cùng với oxy phân tử để gây nhiễm độc quang làm chết tế bào.

Và người ta biết rằng những bệnh nhân sau khi được điều trị thường gặp một tác dụng phụ kỳ lạ - họ bắt đầu nhìn thấy rõ hơn trong bóng tối. Các nhà khoa học từ Đại học Lorraine (Pháp) đã tìm được cách lý giải hiện tượng này.

Rhodopsin, protein võng mạc nhạy cảm trong mắt, tương tác với một hợp chất nhạy cảm ánh sáng khác - chlorin E6 (chlorin e6 - Ce6). Hợp chất nhạy sáng chlorin E6 chính là một phần quan trọng của liệu pháp quang động.

Vào ban ngày, việc tiếp xúc với phổ bức xạ ánh sáng nhìn thấy được khiến võng mạc và rhodopsin tách ra, tạo ra tín hiệu điện mà não đọc được. Đó chính là cách giúp chúng ta nhận biết thế giới xung quanh.

Vào ban đêm, mắt chúng ta nhìn kém đi, vì mức độ chiếu sáng giảm. Nhưng cơ chế tác động trong điều kiện chiếu sáng cao, có thể được kích hoạt cưỡng bức bởi một sự kết hợp khác của tín hiệu ánh sáng và hóa học.

Nếu tiêm chlorin E6 vào người, sau đó tác động tới võng mạc bằng ánh sáng hồng ngoại, võng mạc sẽ phản ứng giống như khi ở trong điều kiện chiếu sáng như ban ngày. Clorin E6 hấp thụ bức xạ hồng ngoại và tương tác với oxy trong mô mắt, biến oxy thành một dạng phản ứng cao.

Sau khi sử dụng mô hình phân tử để phân tích, nhà khoa học Antonio Monari giải thích rằng dạng oxy này tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng phản ứng với võng mạc và cải thiện khả năng nhìn vào ban đêm.

Theo các nhà khoa học, trong tương lai, phản ứng hóa học này thậm chí có thể được sử dụng để điều trị một số dạng bệnh khiếm thị hoặc chứng quá mẫn cảm với ánh sáng. Nhưng các bác sĩ tuyệt đối không khuyên chúng ta thử sử dụng chlorin E6 để cải thiện tầm nhìn ban đêm.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiếp tục triển khai nhiều hoạt động về truy xuất nguồn gốc

Liên quan đến truy xuất nguồn gốc, đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” theo quyết định số 100/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH-CN) triển khai tích cực trong năm 2019.

Trung Quốc tạo chimera lợn lai khỉ

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra những chú lợn có gen khỉ đầu tiên trên thế giới, dù điều này gây ra không ít vấn đề về đạo đức.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com