Báy bay vận hành bằng điện từ Hydro và Oxi
André Thess đến từ trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) cho biết: “Đây là lần đầu tiên có người sáng chế được chiếc máy bay trở được trên một người, được điều khiển hoàn toàn bằng Hydro”.
Chiếc máy bay có kiểu dáng đẹp mắt, chạy trên dòng điện cung cấp từ hydro và oxi, do đó, thay vì khói bụi, thứ duy nhất nó xả ra môi trường chỉ là hơi nước (Ảnh minh họa)
Sản phẩm làm từ nhựa có nguồn gốc thực vật không gây ô nhiễm môi trường
Đối với doanh nhân người Indonesia Kevin Kumala, cảm hứng thôi thúc anh đưa ra sáng kiến bảo vệ môi trường là khi anh chứng kiến hàng chục người đi xe máy khoác trên người những chiếc áo mưa sản xuất từ nhựa. Liệu có loại nhựa nào không gây hại cho môi trường ? Kenvin Kumala đưa ra ý kiến của mình đối với các sản phẩm nhựa: “Người ta chỉ sử dụng loại áo mưa ponsô độc hại khủng khiếp này một vài lần trước khi vứt chúng đi”.
Đối mặt với tình trạng này, Kevin Kumala cùng với đối tác của anh là Cục sinh học đã sáng chế ra một loại nhựa làm từ vật liệu có khả năng phân hủy sinh học. Kết quả là họ đã thành công trong việc chế tạo áo mưa ponsô, túi và bao bì thực phẩm làm từ sắn, một nông sản giá rẻ và phổ biến khắp đất ước Indonesia.
Thay thế nhựa độc hại bằng sản phẩm phân hủy sinh học có khả năng sẽ là xu hướng trong thời gian tới (Ảnh minh họa)
Đạn phân hủy sinh học thân thiện với môi trường
Đạn phân hủy sinh học được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường tự nhiên theo chiều hướng tích cực (Ảnh minh họa)
Các hợp chất kim loại từ đạn gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến nguy hại cho thực vật và động vật hoang dã. Tại các cơ sở đào tạo trên toàn thế giới, quân đội Mỹ trang bị đạn dược cho binh sỹ để chiến đấu. Những viên đạn này sau khi phóng ra tự nhiên luôn để lại hậu quả dai dẳng và không lường.
Các quan chức Mỹ hiện đang đề xuất thiết kế đạn sinh học không gây hại cho môi trường. Hơn thế nữa, họ hi vọng viên đạn được thiết kế kèm theo hạt giống chuyên biệt cho từng môi trường và địa phương. Các hạt giống này sẽ nảy mầm và có khả năng hấp thụ các hóa chất nguy hại ở môi trường sung quanh vỏ đạn. Đây quả thật là một sáng kiến đầy tham vọng.
Màng lọc công nghệ cao biến nước biển thành nước ngọt
Bạn có thể uống nước biển ? Các nhà khoa học đã biến điều này thành sự thật thông qua máy khử mặn quy mô công nghệp. Tuy nhiên, việc vận hành nhà máy thường rất tốn kém và không tránh khỏi xả thải ra môi trường gây hị cho sinh vật biển,đồng thời các nhà máy cũng sử dụng lượng lớn năng lượng tạo ra khí nhà kính.
Màng lọc công nghệ cao từ graphene được kỳ vọng sẽ cung cấp đủ nước cho 14% dân số trong tương lai (Ảnh minh họa)
Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát triển màng lọc được làm từ graphene (graphene là một dàn tinh thể hình tổ ong của các nguyên tử carbon), có tác dụng lọc muối bằng cách sử dụng ít năng lượng hơn. Phát kiến này giúp cung cấp nước sạch, hoàn toàn có thể uống được - đây là tài nguyên vô cùng khan hiếm tại nhiều quốc gia thiếu nước sạch.
Sự ra đời của màng lọc thế hệ mới sẽ giúp ích rất nhiều cho những quốc gia khan hiếm tài nguyên nước, bởi trên thực tế, liên hiệp quốc đã đưa ra dự đoán rằng trong vòng chưa đầy một thập kỷ, 14% dân số thế giới sẽ không có đủ nước để sinh sống.
=> Tự tạo ra năng lượng, người phụ nữ Nhật không tốn một xu tiền điện trong 5 năm