“3 thông” trong chuyển đổi năng lượng

04/10/2024 09:26

MTNN Tại phiên họp lần thứ 5 của Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban chỉ đạo COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm làm tốt hơn nữa trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26, với cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh.

Phiên họp đã xem xét, cho ý kiến đối với: Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 trong thời gian qua và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Báo cáo và tham luận của một số bộ, ngành, cơ quan về việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Các đại biểu tập trung đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) và AZEC (Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á)…; các khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân khách quan, chủ quan; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để thực hiện hiệu quả các cam kết tại COP26, nhất là cho ý kiến về việc sửa đổi khung pháp lý tạo thuận lợi cho đầu tư từ doanh nghiệp, quốc tế vào chuyển đổi năng lượng.

Phát biểu kết luận, sau khi phân tích bối cảnh tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát "4 điểm được" gồm:

Thứ nhất, nhận thức và hành động được thống nhất và tăng cường, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về "0" theo đúng cam kết.

Thứ hai, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, triển khai kịp thời các cam kết (nội dung cam kết và việc triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 đã được nhanh chóng lồng ghép, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chiến lược, kế hoạch để triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương), điển hình là triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang chính sách, là cơ sở quan trọng để triển khai nhanh chóng, kịp thời các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thứ ba, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm, cam kết, triển khai các dự án cụ thể của các đối tác quốc tế; nhiều tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu với tiềm lực kinh tế, công nghệ cao, công nghệ ít phát thải khí nhà kính đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực. "Các chiến lược của quốc gia và của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cùng hướng thì mới tạo ra xung lực phát triển", Thủ tướng nói.

Thứ tư, có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và hành động, tự giác, nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khâu thực hiện, việc tham gia thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng còn chưa đồng đều, đa số làm tốt nhưng còn một bộ phận làm chưa tốt. Các Nhóm công tác hỗ trợ thực hiện JETP đã được thành lập nhưng chậm triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các chính sách, quy định liên quan các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, chuyển đổi năng lượng nhìn chung còn hạn hẹp so với yêu cầu phát triển.

"Cơ chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản lý phải thông minh. Việc xây dựng các quy định trong lĩnh vực này phải với tư duy đổi mới, phát triển, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Với những vấn đề mới, khó như ứng phó biến đổi khí hậu phải có tư duy, cách tiếp cận phù hợp, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về quan điểm, Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Do đó, cần nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để làm tốt hơn việc ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng sạch, thực hiện các cam kết COP26.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư là rất quan trọng.

Cùng với đó, phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; mọi chính sách phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia, thực hiện và hưởng thụ thành quả; vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước, vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân.

Chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực, nhất là nguồn lực hợp tác công-tư, nguồn lực ngoài nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac xanh…

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành trong thực hiện Tuyên bố JETP và thực hiện Sáng kiến AZEC.

Nguồn suckhoemoitruong.com.vn
Link bài gốc

https://suckhoemoitruong.com.vn/3-thong-trong-chuyen-doi-nang-luong-24741.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Báo chí quốc tế bình luận về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Báo chí quốc tế tuần qua đã có nhiều bài viết đánh giá tích cực về tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com