Hơn 10 triệu người Việt Nam mặc cảm với chứng tiểu tiện bất thường

03/03/2020 15:00

MTNN Căn bệnh bàng quang tăng hoạt với những triệu chứng tiểu liên tục nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát... khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti trong sinh hoạt lại đang bất ngờ ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Điều này khiến không ít người cảm thấy lo lắng.

Trong những ngày qua tại phòng khám Tiết niệu - Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM liên tục có rất nhiều trường hợp tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm đến đây khám và điều trị. Phần lớn những người mắc các triệu chứng trên được chẩn đoán là mắc phải căn bệnh bệnh bàng quang tăng hoạt.

Chị N.T.K. (35 tuổi, quê Phú Yên) cho biết, suốt 2 tháng qua chị bị đi tiểu nhiều lần vào ban ngày, cứ khoảng 30 phút lại muốn đi tiểu. Mỗi khi ra ngoài, chị mặc cảm vì thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Ban đêm chị cũng thường mất ngủ vì phải thức dậy để đi tiểu, trung bình 2 - 3 lần/đêm. “Tôi đã đi khám và điều trị ở bệnh viện địa phương trong suốt 2 tháng qua, nhưng vẫn không hiệu quả, giờ tìm đến đây chữa trị với hy vọng không còn tình trạng trên”, chị K.mong muốn.

Trong khi đó, chị H.T.L. (55 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM) mắc chứng bệnh bàng quang tăng hoạt đã nhiều năm qua, đi chữa trị bằng thuốc nhiều nơi cũng không khỏi. Chị L. cho biết: “Trung bình mỗi ngày tôi đi tiểu hơn 10 lần, tiểu đêm ít nhất 2 lần và thỉnh thoảng còn tiểu không kiểm soát. Việc đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát khiến tôi gặp nhiều bất tiện, thậm chí mặc cảm, ngại giao tiếp”.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân – Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết dù căn bệnh bàng quang tăng hoạt không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây cảm giác khó chịu, phiền toái thậm chí mặc cảm, tự ti trong công việc và sinh hoạt. Người bệnh bàng quang tăng hoạt thường bị tiểu gấp (đột nhiên có cảm giác rất muốn đi tiểu khó mà nhịn được), tiểu nhiều lần vào lúc thức (trên 8 lần/ ngày), tiểu đêm làm mất giấc ngủ (trên 1 lần/ đêm), són tiểu gấp.

Điều đáng nói, căn bệnh này hiện đang đang có xu hướng tăng mạnh ở Việt Nam. Thống kê mới nhất cho thấy, hiện nay có hơn 10 triệu người có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, chiếm khoảng 11% dân số. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, tỉ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới.

Theo bác sĩ Ân, bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý thường gặp về đường tiết niệu, biểu hiện bằng các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm (loại trừ các bệnh lý thực thể của bàng quang và đường tiểu dưới) nhưng đến nay y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt.

Để điều trị căn bệnh bàng quang này, theo bác sĩ Ân, tùy theo mức độ nhẹ, nặng. Ở mức độ nhẹ có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt và cách ăn uống; còn ở mức độ nặng hơn phải dùng một số thuốc đặc trị như thuốc kháng muscarinic, nếu không cải thiện triệu chứng thì xem xét thực hiện một số thủ thuật can thiệp. Các biện pháp này được áp dụng tùy thuộc vào mức độ của bệnh và đã cho thấy tính hiệu quả trong điều trị.

Với những trường hợp nhẹ khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cần hạn chế thức ăn, thức uống gây kích thích bàng quang (thức ăn cay nóng, nước có ga, cà phê, bia rượu…); uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày, tập đi tiểu theo giờ… có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng. Đối với các trường hợp nặng, người bệnh cần được điều trị phối hợp giữa điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dùng thuốc kháng muscarinic. Trong trường hợp kháng thuốc, người bệnh cần được thực hiện các thủ thuật để nâng cao hiệu quả điều trị như tiêm Botox vào bàng quang, đặt máy điều biến thần kinh cùng, kích thích thần kinh chày...

"Người dân khi có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt rất quan trọng, có thể làm giảm tới 50% triệu chứng của bệnh. Việc điều trị có thể kéo dài, nhiều trường hợp các triệu chứng tái phát do không duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp hoặc tự ý ngưng thuốc. Do đó người bệnh nên tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất”, bác sĩ Ân khuyến cáo.

Hồ Quang

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com