Đồng Tháp dự kiến xả lũ đón phù sa cho 90 nghìn ha đất lúa

17/09/2019 02:15

MTNN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xả lũ năm 2019 để lấy phù sa. Thời gian xả lũ dự kiến đến giữa tháng 10/2019 sẽ kết thúc, tổng diện tích xả lũ là 90.200 ha vào đồng ruộng; thời gian dự kiến bơm, rút nước xuống giống vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 12/2019.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, lũ năm 2019 tại khu vực đầu nguồn và nội đồng ở mức thấp, thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm. Riêng khu vực phía Nam, đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, ở mức thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm với mức báo động cấp I. Ở khu vực nội đồng vùng Đồng Tháp Mười đỉnh lũ xuất hiện vào giữa tháng 10 với mức báo động cấp I…

Việc xả lũ ngập sâu giúp cung cấp phù sa, cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh,
giúp cây lúa phát triển tốt, giảm chi phí cải tạo đất - Ảnh: Báo Đồng Tháp

Như vậy, theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, trong điều kiện đê bao chắc chắn, các huyện, thị xã, thành phố vẫn có thể tiến hành xả lũ có kiểm soát nhằm lấy phù sa, tiêu diệt lúa rài, lúa chét (lúa từ gốc rạ của vụ trước còn lại tiếp tục sinh trưởng mà thành), cắt đứt cầu nối sâu bệnh, hạt cỏ dại lưu tồn trong đất.

Vì vậy, để việc xả lũ đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái, hoa màu của người dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp giao Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi tổng hợp tình hình xả lũ, kịp thời tham mưu cho Sở điều hành, chỉ đạo sản xuất. Riêng đối với các ô bao không có kế hoạch xả lũ cần theo dõi để khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm hạn chế sâu bệnh đầu vụ.

Chi cục Thủy lợi theo dõi thông báo tình hình khí tượng, thủy văn, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đánh giá hiện trạng đê bao, khả năng bảo vệ, khả năng xả lũ để tham mưu kịp thời cho Sở về công tác chỉ đạo sản xuất. Đồng thời, theo dõi đầu tư, triển khai thực hiện các công trình tưới tiêu, phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế cần chủ động tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố sớm ban hành Kế hoạch xả lũ của địa phương; chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với lũ cao, mưa lớn bảo vệ sản xuất; phối hợp UBND xã, phường, thị trấn lấy ý kiến người dân về kế hoạch xả lũ, công khai thời gian xả lũ từng ô bao; tuyên truyền rộng rãi về thời gian và mực nước xả lũ để tránh xung đột về lợi ích tại những ô đê bao có sự hiện diện cùng lúc của lúa, hoa màu, cây ăn trái…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, việc xả lũ lấy phù sa được đa số người dân ủng hộ. Bởi, các diện tích xả lũ ngập sâu giúp cung cấp phù sa, cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh, giúp cây lúa phát triển tốt, giảm chi phí cải tạo đất.

Ngoài ra, việc xả lũ vào ruộng giúp cho người dân đánh bắt các loài thủy sản, có thêm nguồn thu nhập trong những tháng lũ đầu nguồn đổ về..

Phạm Cường
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com