Doanh nghiệp bất động sản đồng loạt xin 'gỡ vướng'

28/01/2019 16:58

MTNN Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TPHCM và các sở ngành vớicác kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản TP.HCM liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, phát triển nguồn vốnvàtriển khai các dự án.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TPHCM và các sở ngành vớicác kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản TP.HCM liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, phát triển nguồn vốnvàtriển khai các dự án.

Từ giải phóng mặt bằng

Công ty cổ phần địa ốc Phú Long cho biết đã trúng đấu giá 14 khu đất có diện tích 44,49 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ ngày 1/12/2004. Công ty đã thanh toán đủ toàn bộ tiền trúng đấu giá theo đúng quy định và được UBND thành phố cấp "sổ đỏ", đồng thời đã đầu tư xây dựng dự ánDragon City, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị trục đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè).

Tuy nhiên, cho đến nay, tại phân khu số 15 của dự án nói trên vẫn còn một căn nhà và đất của một số hộ dân không những không chịu di dời mà còn xây dựng, mở rộng nhà trái phép, chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường, cản trở không cho công ty triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Thậm chí, người dân còn có hành vi tự ý xông vào công trường, đập phá tài sản và tháo dỡ hàng rào của doanh nghiệp trong các ngày 30 và 31/10/2018. Công ty Phú Long đề nghị thành phố và huyện Nhà Bè hỗ trợ để giao đất đầy đủ cho công ty triển khai thực hiện dự án.


Ngoài ra, đơn vị này cũng cho biết, doanh nghiệp được UBND thành phố giao làm chủ đầu tư dự án ngầm hóa đường điện 220kV đoạn từ cầu Rạch Đĩa đến trạm Nhà Bè bằng nguồn vốn của công ty. Doanh nghiệp này đã chuyển 160 tỉ đồng cho Trung tâm phát triển quỹ đất để đền bù. Tuy nhiên, gần 10 năm qua vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng để giao đất cho công ty thực hiện dự án. Công ty này đề nghị thành phố và huyện Nhà Bè hỗ trợ để giao đất đầy đủ cho công ty triển khai thực hiện dự án.

Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất, Công ty TNHH thương mại xây dựng Lê Thành kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế thành phố thực hiện các thủ tục miễn tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài đối với diện tích đất ở hơn 12.000 m2 của dự án Nhà ở xã hội cho thuê - khu dân cư Lê Thành (phường An Lạc, quận Bình Tân) do công ty này làm chủ đầu tư.

Căn cứ vào Khoản 7,Điều 210 của Luật Đất đai; Khoản 1,Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 16/05/2014 của UBND thành phố về việc chấp thuận cho Công ty Lê Thành được chuyển mục đích sử dụng đất gần 20.000 m2 để đầu tư xây dựng khu nhà ở. 

Công ty Lê Thành cũng kiến nghị UBND thành phố xem xét, chấp thuận cho công ty này được khai thác, kinh doanh trường mầm non (xây dựng tại tầng bán hầm chung cư) và được sử dụng 1.532 m2 "đất cây xanh trường học" phục vụ trường mầm non theo phương thức xã hội hóa đầu tư giáo dục.

Vướng mắc về việc tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công trình ngầm của dự án, Công ty cổ phần bất động sản Sơn Kim cho biết, dự án khu liên hợp cao ốc trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ Gate Way của công ty tại phường Thảo Điền, quận 2 có diện tích xây dựng khối đế (phần nổi) là 5.743m2, diện tích xây dựng tầng hầm (phần ngầm) là 9.089 m2.

Khi tính tiền sử dụng đất dự án theo phương pháp thặng dư, các sở, ngành, đơn vị tư vấn đã tính đủ doanh thu của toàn bộ diện tích tầng hầm 9.089 m2. Tuy nhiên, quyết định tính tiền sử dụng đất dự án lại chỉ ghi tính trên diện tích khối đế 5.742,8 m2, còn lại 3.346,4 m2 diện tích tầng hầm lại không được tính. Do vướng mắc này mà đến nay dự án chưa được cấp sổ đỏ. 

Do đó, Công ty Sơn Kim đề nghị UBND TP và các ban, ngành liên quan xem xét giải quyết cấp sổ đỏ cho công ty mà không phải thực hiện bổ sung nghĩa vụ tài chính (vì đã được tính đủ doanh thu trên toàn bộ diện tích tầng hầm 9.089 m2), để có căn cứ làm sổ hồng cho khách hàng. 

Đến thoái vốn 

Công ty cổ phần địa ốc Chợ Lớn cho biết doanh nghiệp này được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty xây dựng kinh doanh nhà Quận 8 (doanh nghiệp nhà nước). Do cổ phần nhà nước chỉ chiếm 20% vốn điều lệ công ty, vốn điều lệ nhỏ nên doanh nghiệp muốn được tăng vốn hoặc được mua lại phần vốn của nhà nước tại công ty để phát triển sản xuất, kinh doanh và đủ năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, Tổng công ty địa ốc Sài Gòn TNHH MTV là đại diện phần vốn nhà nước chưa đồng ý về vấn đền này. Công ty địa ốc Chợ Lớn đề nghị thành phố sớm có chủ trương cho phép thoái vốn nhà nước, trước hết ở các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn nhà nước thấp dưới 30%. 

Và kết nối giao thông

Công ty Hưng Thịnh cho biết đang triển khai thủ tục để lập dự án chung cư cao tầng tại phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) với tổng diện tích dự án là gần 29.000 m2.

Công ty Thiên Phúc Lợi là chủ đầu tư dự án khu dân cư Trường Thọ tại phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) với diện tích dự án là hơn 51.100 m2. Trong quá trình triển khai các thủ tục lập dự án, hai công ty này có gặp một số vướng mắc, khó khăn liên quan đến phương án kết nối giao thông với các tuyến đường quy hoạch tiếp giáp gồm đường vành đai 2, đường D5 và đường N2.

Hai công ty này xin đăng ký được lập dự án và triển khai xây dựng đường D5 và đường N2 theo phương thức đối tác công tư (PPP) với hình thức hợp đồng phù hợp quy định của pháp luật.

Theo đó, hai công ty sẽ tự ứng vốn để thực hiện việc thỏa thuận, đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư và triển khai xây dựng hoàn thành đường D5 và đường N2 đúng theo quy hoạch được duyệt. Đối với các chi phí mà các doanh nghiệp ứng vốn để đầu tư, xây dựng 2 tuyến đường này thì đề nghị được khấu trừ vào tiền sử dụng đất của 2 dự án hoặc được thu hồi vốn thông qua các hình thức phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành.

(CafeLand)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com