Những yếu tố nào có thể làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới?

06/05/2019 16:51

MTNN Theo dự báo của các chuyên gia, giá bán BĐS sẽ tăng trong thời gian tới ở các phân khúc thị trường khi các chi phí đầu vào tăng. Vậy, đâu là những nhân tố làm giá BĐS tăng? Người mua nhà và thị trường sẽ bị tác động ra sao? Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố lấy ý kiến dự thảo mới, một trong những nội dung sửa đổi so với Thông tư 36 trước đó là thay đổi quy định về hệ số rủi ro với các khoản vay BĐS. Theo đó, NHNN quy định các khoản cho vay của ngân hàng thương mại với khách vay mua nhà, mua đất có số tiền từ trên 3 tỷ đồng theo hệ số rủi ro lên đến 150% (siết tín dụng vay mua nhà trên 3 tỷ đồng).

Những yếu tố nào có thể làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới?

Theo dự báo của các chuyên gia, giá bán BĐS sẽ tăng trong thời gian tới ở các phân khúc thị trường khi các chi phí đầu vào tăng. Vậy, đâu là những nhân tố làm giá BĐS tăng? Người mua nhà và thị trường sẽ bị tác động ra sao?

Ngân hàng siết tín dụng vay mua nhà trên 3 tỉ đồng, giá BĐS sẽ tăng?

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố lấy ý kiến dự thảo mới, một trong những nội dung sửa đổi so với Thông tư 36 trước đó là thay đổi quy định về hệ số rủi ro với các khoản vay BĐS. Theo đó, NHNN quy định các khoản cho vay của ngân hàng thương mại với khách vay mua nhà, mua đất có số tiền từ trên 3 tỷ đồng theo hệ số rủi ro lên đến 150% (siết tín dụng vay mua nhà trên 3 tỷ đồng).

Mặt khác, NHNN cũng hạn chế nguồn vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng thương mại đem cho vay vào lĩnh vực BĐS trong trung và dài hạn. Cụ thể, áp hệ số rủi ro 50% với các khoản vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất và đáp ứng một trong những điều kiện: phục vụ hoạt động kinh doanh, khoản cho vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ và khoản vay cá nhân mua nhà có giá trị nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, động thái hạn chế này của NHNN khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ thị trường nói chung, trong đó những lo ngại về tăng giá BĐS có thể xảy ra. 

Theo phân tích của các chuyên gia, khi thắt chặt nguồn vay thị trường BĐS đồng nghĩa với việc giảm dần phụ thuộc của khách hàng tới khoản vay ngân hàng nhưng mặt khác các cá nhân mua BĐS sẽ khó khăn hơn trong việc huy động dòng tiền mua nhà ở. Hướng siết chặt này có thể khiến thị trường xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu trong thời gian tới. Theo đó, thị trường BĐS có khả năng sẽ tăng nóng đẩy giá nhà lên mặt bằng cao hơn.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, NHNN không nên sửa đổi Thông tư vào thời gian này do rất nhiều doanh nghiệp địa ốc mới vừa hồi phục, hoặc chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần, cũng như chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động vốn.


Điện, xăng tăng tác động tới chi phí đầu vào BĐS như vật liệu xây dựng, nhân công khiến giá BĐS tăng

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhấn mạnh tại diễn đàn về BĐS mới đây: “Quý 1/2019 đã chứng kiến một loạt thay đổi về giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và điện sẽ tác động đến giá đầu vào của BĐS, vật liệu xây dựng, nhân công lao động sẽ tăng theo. Điều này khiến giá BĐS khó giảm.

Quả thực, ngay sau khi Bộ Công Thương công bố điều chỉnh tăng giá điện với mức tăng 8,36%, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) cũng công bố mức giá bán mới.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản lượng thép thô của Việt Nam đã tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm do nhu cầu xây dựng tăng. Theo đó, thép cán ước đạt 430.000 tấn, tăng 3,38%; thép thanh, thép góc ước đạt 391.700 tấn, tăng 36,42%. Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng sắt thép thô đạt 3,295 triệu tấn, tăng 75,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong nước, giá thép xây dựng cũng đã tăng giá 3 đợt liên tiếp với mức tăng phổ biến từ 550.000 - 650.000 đồng/tấn.

Giá các mặt hàng gạch, cát xây dựng cũng tăng giá 5 - 7% so với cuối năm trước.

Những yếu tố đầu vào như vật liệu xây dựng, giá nhân công sẽ tác động đến giá bán ra của BĐS. Tuy vậy theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều yếu tố tích cực giúp cho thị trường BĐS tiếp tục phát triển ổn định, như: Nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở vẫn còn cao; ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang Việt Nam giúp cho thị trường BĐS công nghiệp gia tăng mạnh mẽ, kèm theo là các cơ sở nhà ở, dịch vụ dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp sẽ có cơ hội phát triển…

Nguồn cung mới khan hiếm, giá BĐS ở các phân khúc sẽ tăng

Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp BĐS. Theo phân tích của giới chuyên gia, với các dự án đủ điều kiện bán hàng, nguồn cung phần lớn tập trung ở phân khúc trung cấp, phân khúc bình dân. Nguồn cung phân khúc cao cấp, siêu cao cấp sẽ khan hiếm do các dự án ở trung tâm bị rà soát, thu hồi. Do đó, mức giá căn hộ phân khúc này có thể tăng nhẹ.

Trước thông tin UBND Tp.HCM phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng hạn chế phát triển dự án mới tại khu trung tâm và nội đô Sài Gòn. Quyết định cấm phát triển dự án mới tại khu vực trung tâm và nội thành sẽ khiến cho thị trường BĐS trung tâm chịu áp lực tăng giá trong thời gian tới.

Cụ thể, theo các doanh nghiệp, trong 6 - 12 tháng tới, thị trường sẽ tập trung hấp thụ mạnh lượng hàng hiện hữu tại khu trung tâm và nội thành. Khi lượng sản phẩm này được tiêu thụ hết, thị trường sẽ thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng và đây là thời điểm giá BĐSkhu vực nội thành có thể bị đẩy lên cao đột biến trong giai đoạn cuối năm 2019 đến năm 2020 mặt bằng giá mới sẽ tiếp tục được thiết lập.

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2018, nguồn cung và lượng giao dịch thành công ở các phân khúc thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở đều có sự tăng trưởng tốt. Tổng nguồn cung bất động sản nhà ở đạt 175.000 sản phẩm, tăng khoảng 20% so với năm 2017, tổng lượng giao dịch thành công đạt 113.000 giao dịch, tỷ lệ hấp thụ của thị trường đạt 90%.

Đặc biệt, các căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn cung nhà ở tại thị trường Hà Nội và TP.HCM, lần lượt là 87,2 % và 89,7%. Cơ cấu căn hộ đã có thay đổi nhiều, với tỷ trọng các phân khúc trung cấp chiếm tỷ trọng tới 41,3% thị phần, cao hơn so với phân khúc bình dân. Giá bất động sản không tăng nhiều nhưng vẫn đứng ở mức cao...

Tuy nhiên, thị trường bất động sản quý I/2019 có chiều hướng chững lại, nhất là nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tổng nguồn cung nhà ở quý I/2019 tại Hà Nội giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018, lượng giao dịch giảm 28% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn cung nhà ở quý I/2019 tại thị trường bất động sản Tp.HCM còn giảm mạnh hơn, chỉ có hơn 3.000 sản phẩm, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018.

Sở dĩ nguồn cung BĐS tại 2 thị trường này giảm là do một số dự án lớn trên địa bàn 2 thành phố này đã ra khối lượng hàng lớn tại thời điểm quý 4/2018. Việc chậm phê duyệt các dự án, cũng như giảm tín dụng BĐS cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung BĐS. Điều này tác động một phần đến giá BĐS ở các dự án mới ra thị trường ở giai đoạn này.

Tìm quỹ đất làm dự án khó khăn, liệu giá BĐS có tăng?

Các DN BĐS thừa nhận, với giá đất tăng cao trong vòng 2-3 năm vừa qua đã khiến cho việc tìm kiếm, tiếp cận quỹ đất không còn dễ dàng như trước.

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS đó là: Hoạt động mở rộng quỹ đất của DN BĐS vẫn âm thầm diễn ra, tuy nhiên xét về quy mô, mức độ có phần giảm so với những năm về trước, sự cạnh tranh quỹ đất cũng diễn ra gay gắt hơn. Với cơn khát quỹ đất trung tâm, nhiều DN đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm quỹ đất ra vùng ven hoặc các tỉnh thành lân cận nhằm mở rộng địa bàn phát triển dự án.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng: Khi đất đai tăng giá thì việc chuẩn bị quỹ đất của DN sẽ gặp khó khăn vì chi phí đầu vào tăng và cạnh tranh cũng gay gắt hơn. "Khi giá đất tăng thì giá bán sản phẩm BĐS chắc chắn bị ảnh hưởng. Theo đó, thời gian tới, giá bán các dự án sẽ điều chỉnh theo hướng tăng", ông Phúc khẳng định.

Một số doanh nghiệp khác cũng thừa nhận, việc tìm kiếm quỹ đất trong bối cảnh đất tăng giá là bài toán khá đau đầu. Đặc biệt, trước tình thế giá đất ở những khu vực xa xôi của Tp.HCM hiện cũng không còn rẻ thì DN phải tính toán khá kỹ vấn đề giá bán sản phẩm ra thị trường. Theo đó, thời gian tới thị trường căn hộ sẽ thiết lập mặt bằng giá mới trước bối cảnh chi phí đầu vào cao.

Ông Huỳnh Ngọc Châu, Phó Tổng Giám đốc L&L Group cũng khẳng định: Giá bán BĐS trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng ở mức 10-15% so với mặt bằng chung hiện tại. Do chi phí quỹ đất tăng nên các dự án trung cấp – bình dân sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, có thể tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới.

(Trí thức trẻ)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận 12 rút gọn thủ tục đăng ký nhà, đất xuống còn 3 bước

Trước đây người dân làm thủ tục đăng ký nhà đất tại quận 12 (TP.HCM) phải qua tất cả 8 bước nhưng nay sẽ giảm 5 bước chỉ còn 3 bước. Khi làm thủ tục đăng ký nhà, đất tại quận 12, người dân chỉ cần một lần đến UBND phường xác nhận vị trí nhà, đất, sau đó đến UBND quận hai lần (một lần nộp hồ sơ và một lần nhận kết quả) là hoàn tất thủ tục.

Quảng Ngãi chi 800 tỉ đồng đầu tư dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 2. Theo đó, dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; chiều dài khoảng 25Km (đoạn Km69 tại xã Đức Chánh đến Km94 kết nối với Cảng Mỹ Á và khu đô thị Đức Phổ); bề rộng nền đường 12m, mặt đường 11m bằng bê tông nhựa và bê tông xi măng. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 800 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 – 2022.

Vĩnh Phúc kêu gọi đầu tư vào dự án khu nhà ở đô thị hơn 92 tỷ đồng

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có Quyết định phê duyệt danh mục các dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư đợt 2 năm 2019. Theo đó, thời gian tới, Vĩnh Phúc kêu gọi đầu tư vào Dự án Khu nhà ở đô thị tại khu vực nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với đường Nguyễn Tất Thành.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com