Công tác thu và sử dụng phí bảo trì chung cư còn nhiều bất cập

25/04/2019 10:08

MTNN Đại diện HoREA cho rằng, thời điểm thu phí bảo trì, các phương thức thu phí và phạm vi áp dụng chi phí bảo trì tại các tòa nhà chung cư hiện nay đang có nhiều bất cập cần phải điều chỉnh. Ông Châu chỉ rõ, Luật Nhà ở và Luật Xây dựng quy định về công tác bảo trì nhà chung cư có nêu rõ mức thu kinh phí bảo trì 2%. Đây là khoản thu cần thiết để có nguồn tài chính thực hiện công tác bảo trì chung cư. Tuy nhiên, quy định thời điểm đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận bàn giao nhà thì không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Bởi lẽ, tại thời điểm đóng kinh phí bảo trì thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư.

Công tác thu và sử dụng phí bảo trì chung cư còn nhiều bất cập

Đại diện HoREA cho rằng, thời điểm thu phí bảo trì, các phương thức thu phí và phạm vi áp dụng chi phí bảo trì tại các tòa nhà chung cư hiện nay đang có nhiều bất cập cần phải điều chỉnh.

Ông Châu chỉ rõ, Luật Nhà ở và Luật Xây dựng quy định về công tác bảo trì nhà chung cư có nêu rõ mức thu kinh phí bảo trì 2%. Đây là khoản thu cần thiết để có nguồn tài chính thực hiện công tác bảo trì chung cư. Tuy nhiên, quy định thời điểm đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận bàn giao nhà thì không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Bởi lẽ, tại thời điểm đóng kinh phí bảo trì thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư.

Bên cạnh đó, một vấn đề cần xem xét nữa là 2% quỹ bảo trì chung cư sẽ được sử dụng hết trong khoảng 15-20 năm. Sau đó, theo quy định của pháp luật thì các chủ sở hữu chung cư sẽ tiếp tục bỏ tiền bảo trì. Nhưng thực tế hiện nay công tác bảo trì chung cư sau thời gian hết quỹ bảo trì vẫn đang phải dùng ngân sách của nhà nước.

Do vậy, chủ tịch HoREA đề nghị xem xét hai phương án cải thiện bất cập kể trên. Thứ nhất, có thể thay thế thời điểm đóng phí bảo trì bằng cách để người mua nhà đóng kinh phí bảo trì 2% tại thời điểm hội nghị nhà chung cư đã bầu ban quản trị. Kinh phí bảo trì 2% nên được chia đều trong 60 tháng, nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của ban quản trị chung cư. Đồng thời xây dựng cơ chế để hỗ trợ ban quản trị thực hiện được nhiệm vụ này.


Về vấn đề làm sao để huy động thêm kinh phí bảo trì sau thời điểm kinh phí bảo trì ban đầu đã được sử dụng hết, do Luật Nhà ở 2014 chưa có quy định, ông Châu đưa ra giải pháp áp dụng cách thuê các công ty dịch vụ công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới sự giám sát của ban quản trị. Phương án này giúp thực hiện công tác bảo trì suốt vòng đời tuổi thọ của nhà chung cư và giúp huy động kinh phí bảo trì sau khi hết kinh phí bảo trì ban đầu. Hơn nữa còn giúp nhà nước không phải chịu trách nhiệm bảo trì nhà chung cư như hiện nay.

Riêng về phương thức quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì trước khi thành lập ban quản trị nhà chung cư, HoREA kiến nghị người mua nhà bắt đầu đóng kinh phí bảo trì khi đã có ban quản trị nhà chung cư hoặc công ty dịch vụ công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư trên địa bàn. Trong trường hợp Luật Nhà ở vẫn quy định đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận nhà, thì Hiệp hội nhất trí phương án giao cho cơ quan nhà nước tạm thời quản lý. Sau khi thành lập ban quản trị nhà chung cư, cơ quan nhà nước sẽ bàn giao lại cho ban quản trị. 

Về sử dụng kinh phí bảo trì, Luật Nhà ở quy định kinh phí bảo trì về phần sở hữu chung của nhà chung cư hiện nay có nội hàm rất rộng, trong đó có những phần sở hữu chung rất dễ bị hư hại. Nếu sử dụng kinh phí bảo trì để bảo trì các phần thuộc sở hữu chung này thì không hợp lý, mà nên sử dụng nguồn kinh phí quản lý vận hành chung cư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Luật Nhà ở 2014 quy định đóng kinh phí bảo trì chung cư tại thời điểm khách hàng nhận nhà.

Hiệp hội cho rằng nên sửa đổi, bổ sung quy định kinh phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm hệ thống kết cấu chịu lực, tường bao ngôi nhà, hành lang, cầu thang bộ, đường thoát hiểm.

Đối với các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư thì đề nghị sử dụng kinh phí quản lý vận hành chung cư hàng tháng để thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì. Đối với tường ngăn chia căn hộ thuộc sở hữu chung của các chủ căn hộ liên quan thì các bên tự bỏ kinh phí để thực hiện công tác bảo trì.

 (Enternews.vn) 

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TP.HCM đẩy mạnh công tác xử lý tình trạng xây trái phép

Tại Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TPHCM mới đây, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng chưa lúc nào thời cơ kinh doanh xây dựng bất động sản tại TPHCM lớn như vậy. Theo Bí thư Thành uỷ, dân số TP.HCM cứ 5 năm lại tăng thêm 1 triệu người, khiến nhu cầu về chỗ ở của người dân rất lớn. Cứ tính bình quân 1 gia đình có 4 người thì trong 5 năm phải xây thêm 250 ngàn căn hộ, nhà ở mới.

Nhộn nhịp giao dịch nhà đất tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), phòng công chứng quá tải

So với tháng trước, hiện số hồ sơ nhà đất công chứng tại phòng công chứng huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) ước lượng tăng gấp 2-3 lần. Có thời điểm, lượng hồ sơ bị dồn, người mua đất không được công chứng trong ngày. Mục sở thị tại phòng công chứng huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) mới đây, cho thấy số lượng hồ sơ và người đi công chứng đất đai tăng mạnh so với tháng trước và cùng kì năm ngoái.

Giá chung cư TP.HCM ngày càng vượt xa Hà Nội

5 năm trở về trước, giá chung cư Hà Nội cao hơn TP.HCM. Nhưng trong giai đoạn 2014-2019, khi thị trường Hà Nội chững lại thì giá bán căn hộ tại TP.HCM lại liên tục tăng mạnh, hiện đã cao hơn 35%. Năm 2014 trở về trước, thị trường căn hộ Hà Nội luôn có mặt bằng giá cao hơn TP.HCM. Tuy nhiên, mức chênh lệch giá này ngày càng được rút ngắn lại và “san bằng” vào năm 2014.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com