Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị thúc đẩy giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại đô thị lớn

16/11/2024 09:46

MTNN Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Trong đó thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn PM2.5 (những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micromet trở xuống).

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam.

Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu, thời tiết (hàng năm ô nhiễm tập trung từ tháng Mười của năm trước đến tháng Ba của năm tiếp theo; ô nhiễm tập trung từ nửa đêm đến sáng), tuy nhiên dữ liệu quan trắc của Bộ TN&MT cho thấy, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần theo thời gian, đặc biệt là từ khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã có sự phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19.

"Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện ngay các giải pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu.

Ông Lê Hoài Nam, Cục phó Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) thông tin, trong các vấn đề ô nhiễm không khí, trọng tâm nhất là bụi. Kết quả quan trắc giai đoạn 2022 - 2023 cho thấy bụi mịn PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đều vượt quy chuẩn. Riêng Hà Nội bụi PM 2.5 vượt giới hạn 1,1 - 2,1 lần.

Năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1 - 4 và một đợt vào đầu tháng 10.

Thời gian ô nhiễm tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nguyên nhân là vào mùa đông miền Bắc, các điều kiện khí tượng bất lợi như lượng mưa thấp, trời lặng gió, nghịch nhiệt nên bụi mịn không khuếch tán được gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí. Bên cạnh đó, nguồn giao thông, công nghiệp, xây dựng và đốt mỏ cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.

Không khí ở Hà Nội ô nhiễm ở mức đáng lo ngại.

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở TN&MT Hà Nội thông tin thêm, kết quả quan trắc, nghiên cứu của TP và chuyên gia cho thấy điểm nóng ô nhiễm ở Thủ đô là bụi PM 2.5.

Đã có những mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân. Cùng với sự gia tăng nồng độ bụi PM 2.5 thì trung bình mỗi năm có gần 1.100 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 ca do bệnh hô hấp. Chất lượng cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.

Để cải thiện chất lượng không khí, theo ông Tấn, Hà Nội đang xây dựng khu vực phát thải thấp (khu vực hạn chế phương tiện giao thông), tăng cường ngân sách cho việc rửa đường, điều tiết phân luồng giảm ùn tắc và đầu tư chuyển đổi giao thông công cộng.

Cho rằng nguồn ô nhiễm không khí ở Hà Nội cũng có thể đến từ các tỉnh lân cận và ngược lại, ông Tấn đề nghị Bộ TN&MT xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ và các tỉnh, TP để để trao đổi dữ liệu về môi trường, đồng thời xây dựng chương trình công tác phối hợp để xử lý vấn đề ô nhiễm liên vùng, liên tỉnh.

Cục phó Kiểm soát ô nhiễm môi trường Lê Hoài Nam nhấn mạnh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã rất rõ ràng và kiên định “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Với công tác bảo vệ môi trường không khí, cần phải có sự chung tay và xác định đây là công việc chung của toàn xã hội.

Các Bộ, ngành, địa phương cần xác định lại nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của mình và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện quyết liệt giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay, cải thiện chất lượng không khí theo nguyên tắc tập trung (kiểm soát nguồn thải lớn; hạn chế nguồn thải phân tán), đặc biệt là giúp các đô thị lớn hướng tới mục tiêu “Bầu trời xanh – Không khí sạch”.

Nguồn phapluatplus.baophapluat.vn
Link bài gốc

https://phapluatplus.baophapluat.vn/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-to-chuc-hoi-nghi-thuc-day-giai-phap-giam-o-nhiem-khong-khi-tai-do-thi-lon-204958.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhập 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thành huyện Long Đất

Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Kể từ ngày 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ còn 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 07 thị trấn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com