Hướng đến ‘bầu trời xanh, không khí sạch’ cho các đô thị lớn

15/11/2024 08:53

MTNN Công tác kiểm soát, quản lý chất lượng không khí vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự đoàn kết vì mục tiêu chung, bởi ô nhiễm không khí không theo địa giới hành chính, ô nhiễm không khí không phải trách nhiệm của riêng từng Bộ, ngành hay từng địa phương.

Hội nghị được tổ chức nhằm đẩy mạnh các biện pháp, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí - Ảnh: VGP/TC

Chiều 14/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc Hội và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì Hội nghị "Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam".

Hội nghị được tổ chức nhằm đẩy mạnh các biện pháp, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí; tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cũng như định hướng các giải pháp giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố, đô thị lớn.

Ô nhiễm không khí đang tập trung ở những thành phố lớn

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường chính không chỉ ở Việt Nam, mà cũng là vấn đề môi trường chính của các quốc gia trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, khu vực đô thị. Một số quốc gia cũng đã có những bài học kinh nghiệm tốt về quản lý chất lượng môi trường không khí, mà chúng ta có thể tham khảo, học hỏi.

Bộ trưởng nêu thực trạng, tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm không khí đã xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm đã tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn, như Hà Nội và TPHCM. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet: PM 2,5.

Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu, thời tiết. Hàng năm, ô nhiễm tập trung từ tháng 10 của năm trước đến tháng 3 của năm tiếp theo. Trong ngày, ô nhiễm tập trung từ nửa đêm đến sáng, tuy nhiên, dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần theo thời gian, đặc biệt khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã có sự phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19.

"Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện ngay các giải pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển", Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là thành phố Hà Nội triển khai nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng. Dư luận xã hội và người dân cũng rất quan tâm đến ô nhiễm không khí, đồng thời báo chí và các đơn vị truyền thông cũng đã tích cực đưa tin bài, phản ánh về nội dung này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra thực trạng, công tác kiểm soát, quản lý chất lượng không khí vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự đoàn kết vì mục tiêu chung, bởi ô nhiễm không khí không theo địa giới hành chính, ô nhiễm không khí không phải trách nhiệm của riêng từng Bộ, từng Ngành hay từng Địa phương và bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn được trao đổi các thông tin, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam. Từ các đề xuất tại Hội nghị sẽ được chuyển hoá thành hành động cụ thể và thiết thực, hướng đến một bầu trời xanh, không khí sạch cho các đô thị lớn trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy: thực tế đòi hỏi phải thực hiện ngay các giải pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

5 nhóm giải pháp cải thiện chất lượng không khí

Dưới góc độ địa phương, ông Nguyễn Trọng Đông – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội khoảng 9 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm trên 40% . Toàn địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp, 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô. Thành phố mỗi ngày tiêu thụ ước tính khoảng 80 triệu KWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu. Chưa kể tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát đang diễn ra thường xuyên trên địa bàn thành phố… "đây chính là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí." – ông Đông thông tin.

Trước thực trạng đó, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí. Điển hình, đã xoá bỏ hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xoá bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày đạt trên 90% ở tất cả các khu vực trên địa bàn Thủ đô, triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí…

Đồng thời, Thành phố cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm đưa Thành phố phát triển theo hướng kinh tế xanh, tận dụng các cơ hội phát triển theo hướng các-bon thấp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phòng tránh, giảm thiểu những hiểm hoạ của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" – net zero vào năm 2050.

Với tinh thần đó, theo Phó Chủ tịch thành phố, Hà Nội đã trình Quốc hội ban hành Luật Thủ đô, trong đó có khoản a điều 28 quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp để hạn chế phương tiện giao thông ô nhiễm môi trường, nhằm cải thiện chất lượng không khí và ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035.

"Chúng ta cần có các hành động mạnh mẽ, kịp thời và quyết liệt hơn nữa để mang lại bầu không khí trong lành cho người dân." – ông Nguyễn Trọng Đông bày tỏ.

Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp để giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm giải pháp về chính sách gồm có thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; cho vay, hỗ trợ chuyển đổi xanh.

Nhóm giải pháp kỹ thuật như chuyển đổi công nghệ của nhà máy nhiệt điện theo hướng sử dụng ít nguyên liệu, phát thải thấp; tăng tỷ lệ cây xanh đô thị.

Nhóm giải pháp về quản lý, trong đó có phân vùng để điều tiết hoạt động giao thông vào giờ cao điểm; kiểm soát thật chặt các hoạt động vận tải, vận chuyển vật liệu xây dựng; nghiên cứu giải pháp giao thông đi chung xe tại các đô thị lớn.

Giải pháp về nguồn lực, kinh tế như đầu tư biện pháp kỹ thuật về quan trắc môi trường, kiểm soát nguồn thải, bổ sung cây xanh, rửa đường.

Nhóm giải pháp về truyền thông, tăng cường tuyên truyền trong cộng đồng.

Về thông số ô nhiễm, hiện nay các kết quả theo dõi cho thấy, ô nhiễm tập trung vào hàm lượng bụi, trong đó có bụi mịn (PM2.5), đối với các thông số khác NO2, O3, CO, SO2 đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Giá trị bụi PM2,5 quan trắc tại các khu vực trên cả nước có sự phân hóa mạnh giữa các vùng, miền. Giá trị bụi PM2,5 cao nhất tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng, kế tiếp là khu vực TPHCM và các tỉnh xung quanh. Giá trị bụi PM2,5 thấp nhất tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

 

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/huong-den-bau-troi-xanh-khong-khi-sach-cho-cac-do-thi-lon-102241114183045385.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhập 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thành huyện Long Đất

Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Kể từ ngày 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ còn 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 07 thị trấn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com