Cứu sống bệnh nhân nữ bị vỡ túi phình mạch máu não tưởng cầm chắc chết

20/09/2019 02:15

MTNN Một bệnh nhân nữ 40 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì vỡ túi phình mạch máu não, vừa được cứu sống. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm.

Phình mạch máu não là tình trạng phồng lên của mạch máu trong não từ một điểm yếu của lớp nội mạc của thành mạch máu. Đây là căn bệnh nguy hiểm với diễn biến âm thầm, tồn tại không triệu chứng trong thời gian dài và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh xảy ra rất đột ngột, đau đầu đột ngột dữ dội, buồn nôn và nôn, bị nặng thì có thể rối loạn ý thức, hôn mê. Khi bệnh nhân phình mạch bị vỡ có thể vỡ một hoặc nhiều lần, lần sau thường nặng hơn lần trước, tỷ lệ tử vong cao.

Vỡ phình mạch mạch máu não là biến chứng nặng nề nhất của bệnh, gây đột quỵ não, chảy máu não, thường chảy máu trong ở màng não, có thể chảy máu não thất hoặc kết hợp. Triệu chứng là đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, tăng huyết áp, ý thức có thể bình thường, hoặc lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người, khó nói hoặc không nói được.

Theo TS Hà Tấn Đức, Trưởng đơn vị Can thiệp đột quỵ (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ), bệnh phình động mạch não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng nguy cơ vỡ phình mạch thường gặp nhất ở người già từ 55 - 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khoảng 20% ca phình mạch não xảy ra ở độ tuổi từ 15 - 45.

“Ngoài yếu tố tuổi tác, những người thường xuyên hút thuốc lá; cao huyết áp; uống nhiều rượu, bia; lạm dụng thuốc; phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có mức estrogen thấp; tiền sử gia đình bị phình mạch não; người bị chấn thương, tổn thương mạch máu… là nhóm có nguy cơ bị phình mạch máu não”, TS Đức cho biết.

Nếu mạch não mới chỉ phình to gây chèn ép cấu trúc dây thần kinh, người bệnh sẽ có dấu hiệu yếu liệt chi, mắt nhìn mờ, đau đầu bất chợt… Khi túi phình bị vỡ gây xuất huyết khoang nội sọ, người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột đau đầu dữ dội, cổ cứng, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.

Hiện các túi phình mạch máu não chỉ có thể được phát hiện dựa trên các chẩn đoán hình học. Bác sĩ khuyến cáo, những người trong nhóm nguy cơ kể trên, những người thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân cần khám sàng lọc, thực hiện các xét nghiệm tổng quát để phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Việc can thiệp kịp thời cho người bệnh sẽ tránh nguy cơ bệnh diễn tiến nặng dẫn tới vỡ mạch máu, nguy hiểm tính mạng.

Cụ thể, ngày 19.9, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu được 1 bệnh nhân bị vỡ túi phình mạch máu não nguy kịch. Đó là chị Nguyễn Thị L. (40 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ), được chuyển đến bệnh viện này vào lúc 13 giờ ngày 14.9, với chẩn đoán xuất huyết não - suy hô hấp nặng. Lúc vào viện, bệnh nhân hôn mê sâu, suy hô hấp nặng phải thở máy, được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng suy hô hấp nặng, phù phổi cấp.

Sau hồi sức tích cực tri giác bệnh nhân có cải thiện và được thực hiện CT-scan đầu. Kết quả bệnh nhân bị xuất huyết khoang dưới nhện. Các bác sĩ tiến hành tiến hành hội chẩn và chụp DSA mạch máu não cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị vỡ túi phình mạch máu não.

Chiều 18.9, ê kíp can thiệp với bác sĩ CK1 Trần Công Khánh - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (thủ thuật viên chính) và bác sĩ CK2 Phạm Minh Phước đã tiến hành chụp vào nút động mạch não số hóa nền. Các bác sĩ tiến hành luồn vi ống thông siêu chọn lọc vào trong túi phình và tiến hành thả 5 coil vào trong túi phình. Chụp kiểm tra thấy bít gần như hoàn toàn vào túi phình, tuần hoàn động mạch não tốt.

Sáng 19.9, bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, tri giác hồi phục gần như hoàn toàn, đã ngưng thở máy, tiếp tục được theo dõi và điều trị tiếp tại khoa Hồi sức tích cực. Được biết, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị túi phình mạch máu não từ năm 2017.

Phong Phạm

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com