Công ty Thoát nước phản bác ý kiến xả nước làm hỏng thí điểm công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch

27/08/2019 09:43

MTNN Theo đại diện công ty Thoát nước Hà Nội, việc xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch được công ty làm đúng quy định. "Đây chỉ là 1 trong nhiều dự án thí điểm của thành phố, không thể để một dự án làm ảnh hưởng đến cả thành phố được".

Theo đại diện công ty Thoát nước Hà Nội, việc xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch được công ty làm đúng quy định. "Đây chỉ là 1 trong nhiều dự án thí điểm của thành phố, không thể để một dự án làm ảnh hưởng đến cả thành phố được".

Trước những ý kiến trái chiều về việc công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước vào sông Tô Lịch làm trôi hệ vi sinh tại điểm thí nghiệm công nghệ Nano Nhật Bản.

Về vấn đề này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội.

Môi trường - Công ty Thoát nước phản bác ý kiến xả nước làm hỏng thí điểm công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch

 Ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội.

Thưa ông, vừa qua có nhiều thông tin trái chiều về việc xả 1 triệu m3 nước vào sông Tô Lịch đã làm trôi đi hệ vi sinh của thí điểm công nghệ Nano, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch là đây là một phần nằm trong đề án đầu tư xây dựng trạm bơm bổ cấp nước cho hồ Tây nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, cá chết ở hồ Tây, cũng như nhằm hạ mực nước hồ Tây về mức bình thường trước mùa mưa bão. Chúng tôi đã hỗ trợ dự án bằng việc không xả hơn hai tháng nay, kể từ đầu tháng 5, chúng tôi đã để hồ cầm cự quá lâu. Trước đó chúng tôi xả thường xuyên.

Trước khi tiến hành xả nước, đơn vị bên ông đã thông báo cho bên phía thực hiện dự án thí điểm công nghệ Nano chưa? Và họ có ý kiến gì về việc này?

Đơn vị chúng tôi đã làm đúng theo quy định, trước khi tiến hành xả nước, công ty cũng đã có thông báo cho đơn vị thử nghiệm.

Vận hành thoát nước của thành phố có quy trình, khi mà các hồ nước đầy, vượt quá quy định thì phải tiến hành xả để đảm bảo an toàn cho cả thành phố. Và hơn nữa, đây là thiết kế do chính chuyên gia Nhật Bản xây dựng, chuyên gia Nhật Bản cũng đánh giá việc xả nước là đúng quy trình và ủng hộ, không ảnh hưởng đến hoạt động thử nghiệm. Phía bên dự án cũng cam kết có những biện pháp giữ và bảo vệ điểm thí nghiệm.

Môi trường - Công ty Thoát nước phản bác ý kiến xả nước làm hỏng thí điểm công nghệ Nhật Bản trên sông Tô Lịch (Hình 2).

Toàn bộ hệ vi sinh vật bị cuốn trôi sau khi tiếp nhận 1 triêu m3 nước từ Hồ Tây.

Nhiều ý kiến cho rằng, tại sao đã chờ gần 2 tháng rồi, vậy tại sao không chờ thêm mấy ngày nữa là đến thời điểm lấy kết quả thí nghiệm rồi hẵng xả nước, thưa ông?

Việc công ty chúng tôi xả nước trước khoảng một tuần trước ngày 17/7 là thời hạn sau 2 tháng để lấy kết quả thí nghiệm công nghệ Nano, tuy nhiên vì chúng tôi không thể lùi thời gian xả nước được nữa vì mực nước hồ Tây vượt quá cao so với quy định, theo dự báo thời tiết ngày 15/7 sẽ có lượng mưa to đổ xuống, nên chúng tôi phải tiến hành xả gấp.

Đến thời điểm hiện tại, sau khi đã xả rồi nhưng mực nước hồ Tây vẫn còn cao hơn mức tối thiểu gần 10mm.

Hơn nữa, đây chỉ là 1 trong nhiều dự án thí điểm của thành phố, không thể để một dự án làm ảnh hưởng đến cả thành phố được. Chúng tôi luôn ủng hộ, trân trọng những dự án thử nghiệm làm sạch các dòng sông, TP. Hà Nội sẽ lựa chọn những công nghệ tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm cho sông Tô Lịch.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Trước đó, ngày 16/7, sau khi tiến hành kiểm tra, lấy kết quả thí nghiệm, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản vừa chính thức gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hà Nội đề nghị lùi thời gian lấy mẫu xuống 2 tháng (tức 17/9), với lý do, việc công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch trong 3 ngày (từ 9-12/7) đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor đặt tại vị trí thí điểm làm sạch sông Tô Lịch kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua.

“Gần như chúng tôi phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan", vị tiến sĩ này cho biết.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com