Cách ứng phó khi gặp sóng thần giúp cứu sống cả gia đình

23/06/2018 20:55

MTNN Sóng thần là thảm họa tự nhiên gây ra những hậu quả khó lường. Việc biết cách ứng phó sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.

Cách ứng phó khi gặp sóng thần giúp cứu sống cả gia đình

Vì sao sóng thần gây ra hậu quả nghiêm trọng?

Sóng thần (tiếng Nhật: Tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

35973208_1009969665843754

Trận sóng thần lịch sử cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người tại Nhật Bản năm 2011

Tốc độ của sóng thần là một trong những điều khiến chúng ta phải sợ hãi, tùy thuộc vào độ sâu mực nước biển, ở vùng biển có độ sâu càng lớn thì tốc độ sóng thần càng nhanh. Ví dụ tại Thái Bình Dương, độ sâu trung bình tại vùng biển này khoảng 4000m, sóng thần có khả năng di chuyển 200m/s (khoảng 720km/h), quả thật là một tốc độ tàn phá kinh hoàng.

Khi sóng thần tiến gần vào bờ biển, tốc độ di chuyển rõ ràng giảm mạnh tùy thuộc vào độ sâu mực nước biển. Tuy nhiên, sóng thần vẫn có tốc độ di chuyển lên đến 72km/h khi tiến gần bờ biển ở độ sâu 40m, hiển nhiên là tốc độ chúng ta không thể trốn khỏi con sóng khủng khiếp này.

Cách ứng phó khi gặp sóng thần giúp cứu sống cả gia đình 

Trước hết, khi bạn nhận được cảnh báo từ nhà chức trách về sự xuất hiện của sóng thần thì hãy ngay lập tức bỏ lại mọi đồ đạc tùy thân, đừng tiếc của mà hãy nhanh chóng báo cho người thân và những người xung quanh di tản sâu vào trong đất liền. Nếu không thể di chuyển nhanh, hãy lập tức tìm đến những tòa nhà kiên cố và cao tầng để tạm trú cho đến khi đội cứu hộ phát hiện.

47403225contentPhoto1

 Bạn nên di chuyển hướng đến vùng đất cao hơn, tuyệt đối không lại gần sông suối chảy thẳng ra cửa biển khi gặp sóng thần (Ảnh minh họa)

Một trong những điểm mấu chốt khi ứng phó với sóng thần, đó là đừng hoảng loạn, cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể. Hãy di chuyển theo chỉ dẫn của người có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương.

Khi bạn đã chạy tới đất liền mà không tìm được nơi địa hình cao thì hãy chọn cây cổ thụ vững chắc, hoặc nhanh chóng leo lên mái nhà. Tuy nhiên đây chỉ là hai lựa chọn cuối cùng nếu bạn không kịp di tản, vì những nơi này chưa thực sự an toàn và có thể trở thành hiểm họa.

Trong trường hợp xấu nhất, bạn không kịp di tản và bị cơn sóng thần quét tới, hãy cố gắng bám trụ vào cột điện, cửa, hàng rào, túm lấy bất cứ thứ gì đủ lớn đang nổi để leo lên.

=> Sóng thần là gì, dấu hiệu nhận biết sóng thần

Toàn cảnh vụ sóng thần gây thiệt hại kinh hoàng tại Nhật Bản năm 2011

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com