Bò và gia súc ảnh hưởng cực lớn đến biến đổi khí hậu
Nhóm nghiên cứu trên – gồm các nhà khoa học Julie Wolf, Ghassem R. Asrar và Tristram O. West – mới đây đã công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management một nghiên cứu gây chú ý về nguồn phát thải mêtan từ gia súc.
Sau khi tính đến những thay đổi trong cách thức con người chăn nuôi gia súc, họ nhận thấy lượng phát thải khí mêtan từ vật nuôi trên toàn thế giới trong năm 2011 cao hơn 11% so với số liệu do Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) công bố trước đó.
Khí mêtan – thành phần chính khi động vật “xì hơi”- là một sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình tiêu hóa, được tạo ra khi vi khuẩn trong ruột động vật phân hủy và lên men thực phẩm. Chất này là một trong những loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, tạo bẫy nhiệt trong không khí của Trái đất và góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Gia súc có thể tác động đến biến đổi khí hậu nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Ảnh: Luke
CO2 thường bị đổ lỗi cho sự ấm lên của Trái đất trong khi trên thực tế, khí mêtan thực sự hiệu quả hơn đến 85 lần trong việc tạo bẫy nhiệt.
Với tư cách là khí nhà kính, mêtan có tác động nhiều hơn so với CO2. Chất này thu hút nhiều năng lượng bức xạ Mặt trời hơn dù tồn tại trong thời gian ngắn hơn trong khí quyển. Các nhà khoa học tính rằng trong khoảng thời gian 100 năm, tiềm năng gây nóng lên toàn cầu của nó lớn gấp 28 lần CO2.
Nông dân Ireland nuôi ‘siêu bò’ để chống lại biến đổi khí hậu
Nghiên cứu của các chuyên gia từ ĐH James Cook (Queensland, Australia) mới được đánh giá là có thể "cứu Trái đất".
Họ đã tạo ra những "siêu bò" với chất lượng tương tự bò thường, nhưng lượng methane sản sinh ra có thể giảm tới 50 - 70%.
Đặc biệt hơn, những con bò này không phải do biến đổi gene, mà chỉ cần thay đổi đúng 2% khẩu phần ăn của chúng bằng cách cho thêm rong biển là đủ để tạo ra khác biệt.
Theo thông tin từ Irish Times, Hiệp hội nông dân Ireland đã chấp thuận đầu tư vào nghiên cứu này, với niềm tin vào tiềm năng mang lại sự ổn định trong ngành chăn nuôi.
"Chúng tôi muốn xem hiệu quả của nghiên cứu này đến đâu, vì Ireland là quốc đảo rất giàu rong biển" - trích lời Michael Fitzmaurice, nhà chính trị của Ireland.
Ý tưởng của nghiên cứu này xuất phát từ trải nghiệm của một nông dân người Canada. Người này nhận ra rằng bò của ông khi ăn rong biển bỗng trở nên khỏe mạnh hơn, ít ợ hơi, tức là có khả năng giảm lượng methane sản sinh ra - điều đã được kiểm chứng sau đó.
Các chuyên gia hiện đang tìm cách tính toán lượng rong biển cần thiết là bao nhiêu để giảm tới 99% lượng methane do gia súc thải ra. Và nếu nghiên cứu này được áp dụng trên toàn thế giới, có lẽ tương lai biến đổi khí hậu sẽ không nghiêm trọng như hiện tại nữa.
-> Xuất hiện vòi rồng lửa đáng sợ cao tới 600 mét