Điều gì xảy ra khi tảng băng khổng lồ nặng 1.000 tỉ tấn tách khỏi Nam Cực?

07/09/2018 10:42

MTNN Một trong những tảng băng lớn nhất thế giới với kích thước khoảng 5.800 km2 và nặng khoảng 1.000 tỉ tấn tách ra khỏi Nam Cực khiến khoa học hết sức lo lắng.

Điều gì xảy ra khi tảng băng khổng lồ nặng 1.000 tỉ tấn tách khỏi Nam Cực?

Một tảng băng nặng một nghìn tỷ tấn có diện tích gấp 5 lần London đang quay tròn trên đại dương sau khi tách khỏi một thềm băng ở Nam Cực, tờ The Sun đưa tin.

Tảng băng lớn, được biết đến với tên gọi A-68, đã tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực năm ngoái.

Các nhà khoa học trước đây tưởng tảng băng sẽ bị kẹt vào đáy biển và không trôi đi đâu.

Nhưng dữ liệu mới vừa cho thấy trong vài tháng qua, tảng băng đã bắt đầu quay tròn.

Với độ dày khoảng 335m, các nhà khoa học lo ngại tảng băng sẽ có tác động rất lớn đến mực nước biển.

Nhà hải dương học vùng cực Mark Brandon cho biết hồi tháng 7 rằng: "điều kiện thời tiết và dòng hải lưu có thể khiến tảng băng nghìn tỷ tấn A68 xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ".

TANG BANG NE

Tảng băng tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực năm ngoái (Ảnh: VnExpress)

Sau khi A68 tách ra, thềm băng Larsen C bị mất khoảng 12% diện tích và làm thay đổi vĩnh viễn cảnh quan ở Nam Cực.

Có nguy cơ Larsen C sẽ chịu chung số phận với ‘người hàng xóm’ Larsen B – bị tan rã vào năm 2002 sau khi xảy ra hiện tượng nứt vỡ hồi năm 1995.

GS Adrian Luckman đến từ Trường ĐH Swansea, xứ Wales – Anh, cho biết họ đang theo dõi những tác động đối với Larsen C.

Theo GS Luckman, có thể trong tương lai A68 sẽ giữ nguyên vị trí nhưng nhiều khả năng nó sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh. Trong đó, một phần của tảng băng có thể tồn tại ở vị trí cũ trong nhiều thập kỷ, trong khi các phần còn lại có thể trôi dạt về phía Bắc vào vùng nước ấm hơn.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng A68 bị tách khỏi Nam Cực là tự nhiên và không phải là kết quả của sự biến đổi khí hậu, nhưng số phận phần còn lại của thềm băng Larsen C vẫn khá mong manh.

Nhà nghiên cứu Eric Rignot thuộc Đại học California nói với Scientific American: "Nước ấm hiện là yếu tố chính gây tan chảy. Nếu không khí ấm hơn đủ để làm tan bề mặt thì sau đó lớp băng sẽ vỡ và mực nước biển dâng cao từ Nam Cực sẽ rất lớn".

-> Nấm khổng lồ cao nửa mét bất ngờ mọc trong... phòng ngủ

Tảng bằng to gấp 5 lần Luân Đôn này sẽ là mối nguy hại đối với toàn nhân loại (nguồn: VTC14)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com