Điều gì xảy ra khi khối băng nhiều tuổi nhất, dày nhất Bắc Cực đã bắt đầu tan?

28/08/2018 11:42

MTNN Lần đầu tiên trong lịch sử, khối băng vĩnh cửu dày và lâu đời nhất tại Bắc Cực đã bắt đầu tan chảy khiến cho biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn.

Điều gì xảy ra khi khối băng nhiều tuổi nhất, dày nhất Bắc Cực đã bắt đầu tan?

Băng Bắc Cực đang tan nhanh

Theo CNN, băng biển ngoài khơi bờ biển phía Bắc Greenland được coi là vùng chứa các lớp băng dày và lâu đời nhất tại Bắc Cực, thậm chí có những khối băng vĩnh cửu có chiều cao tới 21 mét ở một số nơi.

Bất chấp băng đang tan nhanh ở nhiều vùng biển ở hai cực nhưng lớp băng tại đây chắc chắn sẽ trụ vững tới cùng.

Mặc dù vậy, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, nhiều khối băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang có dấu hiệu tan ra lần đầu tiên trong lịch sử.

BANG BAC CUC TAN NHANH

 Nhiều khối băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang có dấu hiệu tan ra lần đầu tiên trong lịch sử (ảnh: Thể thao Văn hóa)

Walt Meier, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ cho biết: "Đây được coi là pháo đài cuối cùng, nơi chúng ta thấy những thay đổi khí hậu về sau này tác động ra sao nhưng rốt cuộc chúng đã đến".

Băng biển mất đi có thể tác động tới khí hậu toàn cầu. Khi băng biển tan chảy, ánh sáng Mặt trời khi đi vào bầu khí quyển sẽ không còn bị lớp băng phản xạ nữa mà thay vào đó bị đại dương hấp thụ.

Điều này khiến đại dương và không khí xung quanh dần trở nên nóng hơn, dẫn tới một chu trình luẩn quẩn như tan băng, đại dương hấp thụ nhiều nhiệt hơn và lại tan băng.

Bên cạnh đó, băng tan nhanh còn khiến một lượng lớn khí nhà kính như CO2, metan tích trữ dưới thềm băng vĩnh cửu bị thoát ra ngoài, góp phần khiến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu thêm trầm trọng hơn.

Cần ngăn chặn băng tan nhanh ở Bắc Cực

Theo Nature World News, nhằm đối phó với thực trạng băng tan nhanh, nhà vật lý thuộc Trường Đại học Arizona (Mỹ) Steven Desch và các cộng sự đã đưa ra ý tưởng sử dụng 10 triệu máy bơm khổng lồ hoạt động bằng năng lượng gió để bơm nước từ độ sâu 1,3m bên dưới lớp băng Bắc Cực lên bề mặt trong suốt mùa đông.

Lúc này, lớp băng và lớp nước bề mặt khiến cho nước ở tầng dưới bị cách ly, nhưng nếu đưa lượng nước tầng dưới ấy lên tiếp xúc với nhiệt độ bề mặt lạnh giá khoảng -35 hay -40oC thì sẽ khiến bề mặt lớp băng dày thêm và làm dày chỏm băng tại khu vực.

Cụ thể, toàn bộ số máy bơm sẽ được lắp đặt trên 10% diện tích khu vực. Nhóm nghiên cứu cho rằng, bằng cách này có thể làm tăng độ dày lớp băng lên 1m sau mỗi thập niên, giúp Bắc Cực tránh khỏi những tác động khắc nghiệt của quá trình biến đổi khí hậu. Mặc dù vậy, chi phí dự án là không hề nhỏ, ước tính khoảng 500 tỉ USD.

Được biết, hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21 diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp, hồi năm 2015 đã không thể tìm ra lời giải cho bài toán khủng hoảng ở Bắc Cực.

Thay vì tập trung vào việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giới khoa học đang tìm kiếm những giải pháp mới hiệu quả hơn.

Ông Desch nói: “Lâu nay, chúng ta chỉ quan tâm tới việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đó là một ý tưởng tốt, nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, để ngăn băng ở Bắc Cực biến mất”.

Tuy nhiên, một chuyên gia thuộc Đại học London (Anh) cho rằng, ý tưởng của Desch sẽ không khả thi. Giáo sư Julienne Stroeve nói: “Nồng độ CO2 trong khí quyển không ngừng tăng lên, khiến hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Sức nóng dư thừa từ các khu vực có vĩ độ thấp hơn được chuyển đến Bắc Cực thông qua hoàn lưu khí quyển và đại dương. Điều này chống lại những nỗ lực phát triển băng ở Bắc Cực”.

Trước đó, từng có nhiều đề xuất nhằm ngăn chặn hiện tượng tan băng ở Bắc Cực bao gồm việc rải sol khí (aerosol) lên phía trên lớp băng để làm chệch hướng bức xạ mặt trời, hay sử dụng những đám mây nhân tạo để hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất.

Giới khoa học gần đây công bố một số nghiên cứu cho thấy, nếu không có các biện pháp hạn chế lượng khí thải CO2, băng trên Bắc Cực sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2030.

-> Làm gì để bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên ở trẻ?

Băng Bắc Cực tan là mối hiểm họa đối với toàn cầu (nguồn: VTC14)
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com