Khói bụi từ phương tiện giao thông
Trong số các báo cáo về môi trường ở các nước, các tác nhân là nguồn gốc gây ô nhiễm không khí được nhắc đến nhiều nhất là: khí thải từ hoạt động giao thông (Ảnh minh họa)
Đặc biệt là ở nước ta, nhiều xe cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel bao gồm nhiều chủng loại, thời gian sử dụng lâu và không có quá trình bảo dưỡng thường xuyên gây ra chất lượng xe yếu kém, tiêu tốn nhiên liệu không hiệu quả, kết quả là bụi và các chất độc hại có trong khí thải cao hơn rất nhiều.
Khí thải và chất thải từ các khu công nghiệp
Các nhà máy sản xuất điện được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cùng với các cơ sơ sản xuất nhỏ lẻ không có quy trình xử lý khí thải chuyên nghiệp khác (Ảnh minh họa)
Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch là dầu và than tạo ra khí CO2, NOx, CO độc hại, hơn nữa còn tập trung trong không gian hạn hẹp. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), mức độ ô nhiễm không khí tăng 14% từ năm 1990 đến 2008. Xu hướng này phản ánh lượng phát thải khí nhà kính do con người tạo ra trong không khí gây ô nhiễm không khí, đồng thời có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe toàn bộ nhân loại.
Lạm dụng tài nguyên rừng, chặt và đốt phá rừng trái phép
Gỗ là một trong các vật liệu được xếp vào hàng nguyên liệu có thể tái tạo được. Tuy nhiên, với tốc độ chặt phá rừng trái phép và lạm dụng tài nguyên đất trồng rừng ở thời điểm hiện tại, thật khó để duy trì mật độ che phủ của rừng tránh khỏi mức báo động (Ảnh minh họa)
Tài nguyên rừng không chỉ mang lại vật liệu, dược liệu, lâm sản nông sản giá trị, mà cây xanh trong rừng còn đóng vai trò là một “máy lọc khí khổng lồ”, hấp thụ khí CO2 và cung cấp oxi càn thiết cho môi trường sống của con người. Việc chặt phá và đốt rừng cũng là nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí trở nên khó khắc phục hơn.
Do các chất thải rắn từ sản phẩm dùng hàng ngày của người dân
Hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước đi kèm với nhiều nguy cơ môi trường bị ô nhiễm trầm trọng (Ảnh minh họa)
Rác thải rắn từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, rác thải y tế, rác thải xây dừng, hay cả rác thải sinh hoạt đều gia tăng nhanh chóng. Trong đó, ở nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam, các chất thải này xả thẳng ra môi trường mà không có biện pháp xử lý theo quy trình và kịp thời.
=> Rác, phế thải “ngập” vỉa hè con đường nghìn tỉ ở Hà Nội