Muốn đến thăm Miami, Osaka trong 100 - 200 năm tới du khách sẽ phải đi tàu ngầm

02/07/2018 15:59

MTNN Theo các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhiều thành phố trong đó có Miami, Osaka có thể bị nước biển nhấn chìm trong 100 - 200 năm tới do tác động của biến đổi khí hậu.

Muốn đến thăm Miami, Osaka trong 100 - 200 năm tới du khách sẽ phải đi tàu ngầm

Nước biển dâng cao là hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu

NASA cho biết, dữ liệu vệ tinh mới nhất chỉ ra mực nước biển sẽ dâng cao ít nhất một mét trong vòng 100 - 200 năm tới. Các dải băng ở Greenland và Nam Cực đang tan nhanh, đại dương ấm lên và mở rộng ở tốc độ nhanh hơn so với trước đây.

Giáo sư Michael Freilich, Giám đốc bộ phận Khoa học Trái Đất ở NASA, nhận định, mực nước biển dâng cao có thể nhấn chìm hoàn toàn một số quốc đảo trong khu vực Thái Bình Dương. Những bang nằm ở vùng trũng của Mỹ như Florida cùng với một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo có nguy cơ biến mất.

nuoc bien dang do bien doi khi hau moitruongngaynay.vn

Nước biển dâng do băng tan là mối nguy hại đối với nhiều nước trên thế giới (Ảnh: VnExpress)

Những quốc gia nào sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nhất do nước biển dâng?

1. Miami - Mỹ

Nhiệt độ tăng lên, Miami sẽ là thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tại đây, mực nước biển sẽ dâng cao hơn bất kỳ địa điểm nào nếu nhiệt độ tăng đúng như dự đoán. Toàn bộ các con đường thành phố sẽ bị ngập ít nhất 0,5m.

Thậm chí chỉ với 2 độ C tăng thêm - đúng như những gì trong Hiệp định Paris đã ký kết, toàn bộ khu vực phía nam hồ Okeechobee cũng sẽ ngập lụt. Hơn 7 triệu cư dân sẽ mất chỗ ở. Chỉ tính riêng ở quận Miami-Dade, thiệt hại trong 15 năm tới ước tính trung bình cũng rơi vào khoảng 1 tỉ USD/năm.

Trên khắp Miami hiện tại, sự cấp bách đang thể hiện rõ. 192 triệu USD được chi nhằm nâng cấp các trạm bơm, cải thiện thoát nước và nâng cao tường bê tông chắn sóng biển.

Cái thuận tiện của Miami là toàn bộ cư dân thành phố nhận thức sâu sắc vấn đề, sẵn sàng đóng góp tài chính bảo vệ nơi sinh sống. Các đề xuất vì thế sớm được đưa vào thực hiện, bao gồm cả kế hoạch quản lý nước mưa và nâng cấp các tuyến đường.

2. Osaka - Nhật Bản

Những cơn bão dai dẳng và mưa không dứt sẽ khiến Osaka có nguy cơ bị nhấn chìm đầu tiên. Theo dự đoán, Osaka sẽ ngập trong nước, khiến ít nhất 1/3 trong tổng số 19 triệu dân nơi đây không còn đất dung thân.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các Nhà Khoa học Quan tâm (CCS), mực nước biển dâng lên, cộng thêm bão và các yếu tố khác, Osaka sẽ thiệt hại khoảng gần 1 tỷ USD.

Trên thực tế, Osaka có sẵn mạng lưới cửa biển, công trình phòng thủ bờ biển để đối phó với sóng thần. Tuy nhiên, thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 đã cho thấy giới hạn của sức người.

Toshikazu Nakaaki, nhân viên Phòng Môi trường Osaka chia sẻ: "Chúng tôi biết Osaka sẽ hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, chưa thể xác định chính xác những gì sẽ xảy ra và mức độ thiệt hại là bao nhiêu.

Mực nước biển sẽ tăng lên ở thời điểm nào đó trong tương lai không chỉ là dự đoán, chúng thực sự đang dâng cao rồi".

3. Alexandria - Ai Cập

Ngoài bờ biển Alexandria, sóng từ từ liếm lên các chân ghế nhựa, ô dù của các quán cà phê bãi biển. Nổi tiếng với quang cảnh đẹp mê hồn mang giá trị lịch sử, nhưng thành phố này rồi sẽ rơi chìm xuống dưới biển nếu con người không sớm hành động.

Ngay cả khi mực nước biển chỉ dâng 0,5m, 8 triệu cư dân tại Alexandria cũng đã buộc phải di tản.

"Đại đa số người Alexandria không được tiếp cận với kiến thức về biến đổi khí hậu. Đó là điều tôi thật sự lo lắng" - Kareem Mohammed, sinh viên 22 tuổi chia sẻ.

"Hầu hết đều cho rằng xử lý biến đổi khí hậu là chuyện 50-80 năm nữa làm cũng không muộn" - Hazem Hassan, sinh viên khác tỏ ra đồng tình.

Hiện tại, Ai Cập đang chi 700 triệu USD mỗi năm để bảo vệ các bờ biển phía Bắc. Tuy nhiên, cái Ai Cập cần nhiều hơn nữa là nâng cao ý thức của cư dân.

4. Rio de Janeiro - Brazil

Có rất nhiều lý do để Rio de Janeiro phải lo sợ về vấn đề Trái đất nóng lên. Lũ lụt nếu xảy ra sẽ không chỉ đe dọa các bãi biển nổi tiếng ở Rio - như Copacabana - mà còn nhiều địa danh khác nữa bao gồm cả Barra de Tijuca, nơi tổ chức Thế vận hội Olympic 2016.

Những cơn bão trong vài năm trở lại đây đã phá hủy hàng trăm mét đường bao bờ biển Macumba - điểm lướt sóng phổ biến ở phía tây Rio. Sóng lớn cũng đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng vào năm 2016.

"Thách thức hiện tại là làm sao nâng cao nhận thức và kỹ năng giám sát các hiện tượng đại dương, sự thay đổi của đáy biển, bờ biển" - phát ngôn viên của Phòng Môi trường thành phố cho biết.

5. Thượng Hải - Trung Quốc

Là một trong những cảng biển lớn nhất thế giới, Thượng Hải cũng không tránh khỏi nguy cơ bị ngập trong tương lai không xa.

Từ làng chài hẻo lánh được bao bọc bởi sông Dương Tử phía bắc, Thượng Hải sớm phát triển thành nơi giao thương quan trọng bậc nhất. Nhưng vào năm 2022, nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới có nguy cơ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.

Biện pháp nào để ngăn chặn nước biển dâng cao?

Bà Martina Bachman, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Trái Đất và Bền vững (CEN) thuộc Đại học Hamburg (Đức), cho rằng nước biển dâng là một vấn đề trọng tâm của biến đổi khí hậu, do có thể gây ra những tác động sâu rộng đối với các nhóm dân cư.

Tiến sĩ Schwarzer Klaus của Viện nghiên cứu khoa học địa chất, trầm tích học, thềm lục địa và duyên hải thuộc đại học Kiel chỉ ra rằng hơn 40% dân số thế giới (tương đương khoảng 2,8 tỷ người) hiện đang sống trong phạm vi 100 km từ bờ biển. Xói mòn bờ biển, một tác động của nước biển dâng, đã và đang ảnh hưởng tới khoảng 30% dân số thế giới.

Tiến sĩ Athanasios Vafeidis, chuyên gia Khoa địa chất, vùng duyên hải và nước biển dâng thuộc Đại học Kiel, cảnh báo tốc độ nước biển dâng có xu thế tăng trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây và gây ra các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ngập lụt gia tăng cả về mức độ và cường độ; xói mòn vùng duyên hải; xâm nhập mặn.

Biến đổi khí hậu là cuộc chiến cam go mà cả cộng đồng phải chung tay góp sức ứng phó (nguồn: VTC14)

-> Đây là quốc gia duy nhất không dùng than để bảo vệ môi trường

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com