Theo đánh giá của các chuyên gia, trên trái đất có thể mở rộng được 0,9 tỉ ha rừng, giúp xử lý 205 Gt (giga tấn) carbon trong những thập niên tới và kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo tạp chí Science, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich, cùng với các đồng nghiệp Ý và Pháp, đã tiến hành đánh giá tiềm năng của hành tinh chúng ta trong việc hỗ trợ phục hồi độ che phủ rừng.
Theo đó, trên trái đất có thể mở rộng được 0,9 tỉ ha trồng cây, giúp xử lý 205 Gt (giga tấn) carbon trong những thập kỷ tới và kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Trong dánh sách 6 quốc gia (Nga, Mỹ, Canada, Úc, Brazil và Trung Quốc) có tiềm năng khôi phục rừng, Nga là nước có tiềm năng lớn nhất.
Kể từ những năm 1.800, loài người đã thải ra 300 Gt carbon vào khí quyển, tạo thành một phần của mái vòm nhà kính không thay đổi. Nếu loài người không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, đến năm 2030, nhiệt độ sẽ tăng lên 1,5°C. Sự nóng lên như vậy sẽ làm tăng mực nước biển từ 26 đến 77 cm vào năm 2100.
Nếu nhiệt độ tăng 2°C sẽ làm tăng thêm 10 cm mực nước biển. 10 triệu người, thực vật, côn trùng, động vật và sinh vật biển sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực ven biển. 99% các rạn san hô sẽ biến mất. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nhiều cơn bão, lũ lụt, hạn hán.
Trong báo cáo mới nhất, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã đề xuất trồng 1 tỉ ha rừng. Đến năm 2050, một biện pháp như vậy sẽ giúp hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu xem trái đất có thể hỗ trợ việc trồng thêm nhiều cây hay không. Các nhà khoa học đã phân tích khoảng 80.000 bức ảnh vệ tinh về độ che phủ rừng. Bằng cách phân loại đất theo 10 đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu, các nhà nghiên cứu đã xác định các khu vực phù hợp với việc trồng các loại rừng khác nhau.
Trừ đi những khu rừng, đất nông nghiệp và thành phố hiện có, họ đã thu được kết quả 0,9 tỉ ha.
Các nhà khoa học cũng xác định phần nào của thế giới phù hợp nhất để phục hồi rừng. Tiềm năng tốt nhất có thể thu được ở 6 quốc gia: Nga (151 triệu ha), Mỹ (103 triệu ha), Canada (78,4 triệu ha), Úc (58 triệu ha), Brazil (49,7 triệu ha) và Trung Quốc (40,2 triệu ha).
Tuy nhiên, nếu các quốc gia thống nhất nỗ lực và thực hiện ý tưởng đó, trong những thập niên tới, những khu rừng này sẽ có thể xử lý 205 Gt carbon, nhiều gấp 5 lần so với lượng khí thải hydrocarbon trong năm 2018.
BĐKH, IPCC, khí thải nhà kính, Trồng rừng