Biến đổi khí hậu làm cho 73% các loài cây phải di chuyển sang phía Tây

16/09/2018 14:17

MTNN Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến sống còn của hệ động thực vật tại một vài địa phương mà thay đổi pham vi sinh sống của thực vật toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu làm cho 73% các loài cây phải di chuyển sang phía Tây

Cây cối phải di cư vì biến đổi khí hậu

Dựa trên số liệu thống kê, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không phải tất cả các loài cây đều di chuyển tới vùng cực, nơi khí hậu mát mẻ hơn. Hóa ra, nhiều trong số chúng di chuyển về hướng tây, nơi không khí ẩm ướt hơn.

Có một số loài, như cây lá kim, di cư đến vùng cực để tránh cái nóng. Nhưng các loài khác, như sồi và phong, thì di cư về phía tây để tìm kiếm những cơn mưa.

Ông Songlin Fei, phó giáo sư khoa Lâm nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên của trường Đại học Purdue, Mỹ, đã nghiên cứu hiện tượng “cây di cư” trong nhiều năm, cho hay: “Sự di cư của cây liên quan tới độ ẩm. Ngoài ra, lượng mưa có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến sự di chuyển của các loài so với nhiệt độ.”

thuc vat di cu

Biến đổi khí hậu làm thay đổi phạm vi sinh sống của thực vật trên toàn thế giới (Ảnh: Kiến thức)

Cả hai xu hướng này đều là hệ quả của biến đổi khí hậu. Việc di cư có thể giúp bảo tồn một số loài, nhưng cũng đe dọa đến việc mất ổn định hệ sinh thái rừng.

Ông Fei đã phân tích sự di chuyển của 86 loài cây trên khắp miền đông Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2015, bằng cách sử dụng dữ liệu thực địa thu được từ Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Ông khám phá ra rằng 73% các loài cây di chuyển sang phía tây, trong khi 62% các loài di cư về phía cực.

“Phần lớn các loài di chuyển về phía tây là các loài lá rộng, có thể đối mặt với lũ lụt và hạn hán, và có thể phát tán hạt giống trên một diện tích lớn. Điều này giúp làm tăng khả năng sống sót của cây con. Một ví dụ về loài di cư về phía tây là cây sồi Scarlet, chúng ‘đi cùng’ những cơn mưa.”

Đôi khi, sự di chuyển của động thực vật vào khu vực mới dẫn đến thay đổi mạnh mẽ. Tại nam Úc, nhiều khu rừng ngập mặn đang bị tàn phá bởi dòng cá nhiệt đới.

Chúng đe dọa các sinh vật có giá trị buôn bán quan trọng của địa phương. Các nhà khoa học cũng cảnh báo dòng di cư của động thực vật có thể làm trầm trọng thêm sự thay đổi khí hậu, đặc biệt là sự tràn lan của bọ cánh cứng ở các khu rừng bắc bán cầu.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, theo Nhà nghiên cứu Nathalie Pettorelli, Viện Zoology, Anh, cần có phương pháp, kế hoạch cụ thể. Tất cả mọi người đều đóng vai trò quan trọng. “Mỗi công dân đều có thể giúp ích cho khoa học”, bà khẳng định. “Bằng cách thông báo khi phát hiện loài mới trong khu vực”.

Từ những thông báo của họ, nghiên cứu khoa học có thể nhanh chóng lên kế hoạch, chủ động đối phó với mọi tình huống tiềm năng.

-> Hà Nội ra công điện khẩn yêu cầu ứng phó siêu bão MangkhutTheo WHO, biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến các bệnh mới nổi tấn công, dịch bệnh cũ bùng phát, ảnh hưởng tới sức khỏe con người (Theo VTC)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com