Bắt giữ nhóm tội phạm cho vay nặng lãi "siêu khủng"

20/04/2020 21:15

MTNN (HNMO) - Một nhóm người Trung Quốc và người Việt Nam hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi qua app. Nhóm này đã cho khoảng 60.000 người ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước vay với số tiền khoảng 100 tỷ đồng.

(HNMO) - Một nhóm người Trung Quốc và người Việt Nam hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi qua app. Nhóm này đã cho khoảng 60.000 người ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước vay với số tiền khoảng 100 tỷ đồng.

Nhóm tội phạm vừa bị bắt giữ.

Ngày 2-4, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam với 5 đối tượng gồm: Tu Long (SN 1992), Yuan Deng Hui (SN 1991) cả 2 đều mang quốc tịch Trung Quốc, Chề Ngọc Trinh (SN 1995, ngụ tỉnh Đồng Nai), Lâm Cảm Quyền (SN 1990, ngụ quận 5) và Lài Thế Hùng (SN 1994, ngụ quận Bình Tân) về hành vi cho vay nặng lãi.

Theo đó, qua công tác điều tra, trinh sát PC02 phát hiện hai người Trung Quốc gồm: Niu Li Li (chưa rõ lai lịch) và Jiang Miao (SN 1981, quốc tịch Trung Quốc) “núp bóng” phía sau một số công ty như V.F, B.M.V và Đ.P cung cấp các dịch vụ tài chính cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online” với lãi suất cao.

Hai người này thuê Tu Long và Yuan Deng Hui làm quản lý các công ty này và trả lương là 35 triệu đồng/tháng, có nhiệm vụ quản lý nhân viên thẩm định hồ sơ, nhắc nhở, đòi nợ…

Bên cạnh đó, cả hai thuê Trinh làm phiên dịch và kế toán với mức lương là 15 triệu đồng/tháng. Hùng và Quyền được thuê với mức lương 10 triệu đồng/tháng vừa làm phiên dịch, thẩm duyệt hồ sơ, quản lý người vay.

Nhóm thuê 2 căn nhà ở đường 28 và đường 30, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân cho nhân viên (khoảng 40 người) làm ở bộ phận duyệt hồ sơ vay tiền và thu hồi nợ.

Sau đó, các đối tượng chủ chốt sẽ tạo các ứng dụng cho vay “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online” trên điện thoại. Các app này được quảng cáo trên mạng xã hội, internet để người vay tự liên lạc.

Người vay được hướng dẫn tạo 1 tài khoản trên ứng dụng bằng cách cung cấp thông tin cá nhân (hình ảnh, CMND, số tài khoản ngân hàng) và phải đồng ý theo 7 điều khoản, trong đó có điều khoản buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại.

Nhờ đó, đối tượng cho vay có thể nắm được hết các số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay để sau này nhân viên gọi đòi nợ.

Cụ thể, khách hàng vay tiền qua ứng dụng “Vaytocdo” thì người vay lần đầu được duyệt vay tối đa 1,7 triệu đồng. Khách nhận được 1,42 triệu đồng, còn lại 272.000 đồng là phí dịch vụ. Trong vòng 8 ngày, con nợ sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi với số tiền 2,04 triệu đồng. Nếu khách hàng trả chậm sẽ bị phạt 102.000 đồng/ngày.

Với khách hàng vay qua ứng dụng “Moreloan” và “VD online” thì người vay lần đầu được duyệt vay số tiền 1,5 triệu đồng nhưng nhận 900.000 đồng, còn lại 600.000 đồng là phí dịch vụ, tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày thì người vay phải trả gốc vay là 1,5 triệu đồng. Nếu khách vay trả chậm sẽ bị phạt từ 2-5% lãi suất/ngày.

Tính ra, người vay phải trả lãi suất lên đến 3%/ngày, tương đương 21%/tuần, 90%/tháng và 1.095%/năm.

Những khách trả tiền đúng hạn, lần sau chúng sẽ cho nâng cấp để vay được nhiều tiền hơn với các cấp độ từ 1 đến 7. Cấp độ cao nhất sẽ được duyệt vay tối đa 2,75 triệu đồng.

Khách không trả nợ đúng hạn thì nhân viên sẽ gọi điện, nhắn tin đe dọa mà còn gửi thông tin cho nhiều người thân khác nhằm làm mất uy tín và danh dự của khách. Nhiều người không chịu nổi áp lực phải nhanh chóng xoay tiền để trả cho chúng.

Sau thời gian dài thu thập chứng cứ, công an đã bắt giữ các đối tượng và thu giữ nhiều tang vật. Bước đầu, công an xác định nhóm hoạt động vào khoảng tháng 4-2019 tới nay với số tiền cho vay khoảng 100 tỷ đồng. Nhóm cho vay với hơn 60.000 người ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Vụ án đang được điều tra mở rộng.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com