Nội dung bát nháo trong những lá sớ tại lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) và phát ngôn bất ngờ của ông chủ tịch xã

16/04/2024 08:40

MTNN Những ngày diễn ra lễ hội phủ Dầy (Nam Định), hàng nghìn du khách thập phương ùn ùn kéo về trẩy hội. Tại khu vực viết sớ thu hút đông đảo người dân nhưng ít ai biết những tờ sớ có giá 50.000 đồng lại được các “thầy” viết sai văn phong, họ tên, địa chỉ.

Mê tín dị đoan là hoạt động biến tướng, lạm dụng tín ngưỡng, tâm linh từ lâu đã bị Nhà nước cấm, bởi các hoạt động trên gây nhiều hệ lụy xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào xây dựng đời sống văn hóa và văn minh lễ hội. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt tập trung tại các khu vực lễ hội.

Những dịch vụ viết sớ thuê, khấn thuê, thậm chí có cả xem tướng số đã làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng, cũng không đúng với bản sắc văn hóa truyền thống. Việc người dân mê tín, tin vào lời phán của các "thầy" viết sớ, xem tướng số đã và đang diễn ra tại nhiều nơi vốn là di tích lịch sử văn hóa hoặc không gian lễ hội văn hóa, trong đó có lễ hội phủ Dầy ở Nam Định.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại quần thể di tích phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào mùa lễ hội xuất hiện nhan nhản các điểm viết sớ chữ Nho. Các "thầy" thường kiêm luôn "bói toán" dưới nhiều hình thức: xem tướng, xem chỉ tay, giải đáp lá số,…

Lễ hội phủ Dầy 2024 thu hút đông đảo du khách trẩy hội.

Tràn ngập "thầy" viết sớ ở lễ hội phủ Dầy

Cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, hàng ngàn du khách thập phương lại nhộn nhịp kéo về quần thể Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định để đi trẩy hội, làm lễ cầu may, xin lộc Thánh mẫu Liễu Hạnh. Nhân dịp này, những dịch vụ cho người đi lễ như viết sớ chữ Nho, bán đồ lễ… cũng vì thế bước vào "mùa gặt".

Ngày 13/4 (tức 5/3 âm lịch, ngày thứ 3 diễn ra lễ hội phủ Dầy), theo ghi nhận của nhóm phóng viên Gia đình và Xã hội, đoạn đường từ cổng vào tới chính điện ở phủ Chính (phủ Tiên Hương) nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh đếm không xuể những hàng quán bán đồ sắp lễ, viết sớ chữ Nho. Trước mặt quán là bàn viết sớ chữ Nho của các "thầy", bên trong là hàng xấp giấy đỏ, vàng, hồng, xanh, trắng gấp phẳng và những hộp vàng lá (vàng mã), đồ lễ,… để phục vụ khách có nhu cầu. Các "thầy" ở đây đều khoác trên mình bộ áo dài, đầu đội khăn xếp.

Quan sát tại khu vực sân ở phủ Chính, chúng tôi nhận thấy đông đảo du khách tìm đến các bàn sớ chữ Nho với nhờ viết sớ. Theo các "thầy", ngoài viết sớ trực tiếp, du khách có thể viết hộ cho người nhà, bạn bè, người thân với số lượng bao nhiêu cũng được. Các "thầy" viết sớ liên tục gọi, chèo kéo khách vào quán khiến không gian trở nên ồn ào, náo nhiệt. 

Hình ảnh một góc khu viết sớ ở lễ hội phủ Dầy 2024.

Ngày 14/4, theo ghi nhận của phóng viên, tại hội phủ Dầy đang diễn ra "lễ rước Mẫu thỉnh kinh Phủ chính Tiên Hương", hàng vạn du khách đến với lễ hội. Lúc này cũng là thời điểm các "thầy" viết sớ chữ Nho bận rộn nhất, nhiều "thầy" cầm bút liên tục không ngơi nghỉ.

Quá trình tìm hiểu sự việc, chúng tôi tận mắt chứng kiến hoạt động "tác nghiệp" của các "thầy" sớ. Chỉ cần hỏi nhanh tên, tuổi, quê quán của khách hàng là ngay lập tức, các "thầy" cầm bút ngoáy những nét chữ nhìn giống chữ nho tại các phần trắng để trống ở tờ sớ đã được in sẵn. Những dòng chữ được các "thầy" viết trong sớ ngoằn ngoèo như "giun dế".

Khách hàng muốn cầu gì thì đều được các "thầy" đáp ứng rất nhanh. Tất cả những điều cầu xin đều được quy vào mấy nội dung: tài lộc, công danh, sức khỏe, tai qua nạn khỏi, học hành, tình duyên... Viết xong, sớ được nhét vào phong bì dài nhiều màu. Lúc này, những người bán đồ sắp lễ cúng, vàng mã,… cất tiếng lên mời khách sắm thêm các đồ lễ khác như hương hoa, bánh trái. Đồng thời, các "thầy" cũng giới thiệu cho khách chưa có đồ có thể mua luôn đồ lễ ở quán. Hầu như phần lễ được sắp cho khách ở đây đều có một bó hoa, một gói bánh, bó hương, chai rượu, lô tiền vàng mã cộng thêm tờ sớ vừa viết.

Những dòng chữ ngoằn ngoèo được các "thầy" viết trong sớ.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi 1 bộ sớ được các thầy viết xong sẽ có giá 50.000 đồng. Một bộ gồm 3 tờ sớ được nhét vào vỏ phong bì dài, bên dưới ghi chú với dòng chữ: Mẫu, Hội đồng, Trần triều. Các tờ sớ bên trong và ngoài đều có các dòng chữ Hán – Nôm đã in sẵn, phía dưới chân trang cũng ghi "phúc thọ" (cầu công danh tài lộc).

Đáng chú ý, để viết 1 bộ sớ, các "thầy" chỉ cần viết lên 1 tờ, 2 tờ còn lại được in tự động bởi các tờ giấy than được kẹp sẵn. Viết xong, các "thầy" chỉ cần tách ra là đã có 3 tờ sớ. Quá trình viết nhanh, gọn lẹ không một động tác thừa.

Cứ như thế, lá sớ của ai cũng giống ai. Người viết sớ chỉ việc điền các thông tin của khách hàng vào là có một lá sớ "hoàn chỉnh". Mỗi bộ sớ mất khoảng 1 - 3 phút để viết. Du khách, người dân ra vào tấp nập, nhiều "thầy" viết mỏi tay, thu tiền không ngớt.

Sự thật bên trong các lá sớ

Viết sớ đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định về chữ Hán - Nôm nhưng với những "thầy" không hiểu về chữ Hán - Nôm thì khi viết sớ liệu có đúng với mục đích mà người cần viết yêu cầu.

Nhiều từ được viết trong sớ bất thành văn.

Trong vai một khách hàng có nhu cầu, phóng viên được một "thầy" đeo kính với tuổi khoảng 55 - 65 tuổi mời chào viết sớ. Sau khi tôi đọc tên, tuổi, địa chỉ,... thì chỉ khoảng 1 phút, "thầy" đã viết xong lá sớ. Tuy nhiên, khi chúng tôi muốn "thầy" đọc cho nghe những dòng chữ in trên sớ và các từ vừa được viết với mong muốn để gia chủ biết cách đọc, khấn,… thì người này tỏ vẻ khó chịu.

"Không cần phải đọc lại, giờ "thầy" đọc con có nhớ được hết không. Chỉ cần vào (vào đền) khấn và đọc họ tên thôi là được, không cần phải đọc hết" - thầy này nói. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiếp tục đề nghị "thầy" đọc thì vị này cầm tờ sớ lên đọc vài từ vừa được viết rồi nhanh chóng gấp sớ nhét vào vỏ và đưa cho chúng tôi "đuổi" khéo với lý do còn nhiều khách. 

Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng viết sớ không chỉ diễn ra ở phủ Chính (phủ Tiên Hương), tại phủ Vân Cát cũng xảy ra tình trạng tương tự. Tại đây, ngoài viết sớ bằng chữ Hán – Nôm, các "thầy" còn viết sớ bằng chữ Quốc ngữ.

Một bộ sớ gồm 3 tờ được các "thầy" bán với giá 50.000 đồng

Để giải mã những câu từ được các "thầy" viết, chúng tôi đem tờ sớ đến gặp một chuyên gia về Hán – Nôm và được biết, văn phong được viết không đúng, viết lung tung địa chỉ và tín chủ cũng viết sai.

"Văn phong viết không đúng, câu từ bất thành văn, tên tín chủ viết sai. Đặc biệt phần tuổi tác của tín chủ thiếu chữ "tuế", địa chỉ cũng bị viết lung tung" – anh Đức Mạnh, một chuyên gia về Hán – Nôm, tốt nghiệp chuyên ngành Hán - Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Tiếp đó, tại một tờ sớ của một vị khách quê Hải Phòng được một "thầy" khác viết, anh Mạnh chỉ ra thêm, về phần tín chủ viết tương đối chuẩn và rõ. Tuy nhiên, địa chỉ của tín chủ này, "thầy" viết sai quận Lê Chân thành "Lê Trấn".

Chủ tịch UBND xã Kim Thái: "Đừng có viết...., anh sẽ bảo văn phòng... tình cảm với bọn em"

Trước sự việc này, chiều ngày 15/4, phóng viên Gia đình và Xã hội đã liên hệ với ông Trần Khắc Thiềng - Chủ tịch UBND xã Kim Thái và nhận được câu trả lời bất ngờ khi vị này hướng dẫn chúng tôi làm việc với thanh tra liên ngành của huyện Vụ Bản.

"Cái đấy (bán sớ ở lễ hội Phủ Dầy - PV), em liên hệ với thanh tra liên ngành của huyện nhé, người ta đang làm việc dưới phủ Dầy" - ông Thiềng cho biết.

Khi PV thắc mắc về việc các "thầy" có được phép viết sớ thu tiền ở lễ hội Phủ Dầy hay không thì ông Thiềng sẵng giọng: "Người ta làm ở đấy là việc của người ta, sao em cứ tìm hiểu sâu vào cái đấy. Em vào mà hỏi rõ cụ thể người ta. M anh tình cảm với chúng mày, đừng có viết cái gì đến bọn anh mệt lắm,... Đến với lễ hội mời vào văn phòng xã, anh sẽ bảo văn phòng "tình cảm" với bọn em" - Chủ tịch UBND xã Kim Thái nói.

Sau những lời nói chưa chuẩn mực của Chủ tịch UBND xã Kim Thái, phóng viên tiếp tục truy hỏi thì vị này lấy lý do đang bận đi kiểm tra công việc.

Như vậy, có thể thấy việc viết sớ ở lễ hội Phủ Dầy đang khá "bát nháo", nhiều người viết sớ ở đây không hiểu rõ về chữ Hán - Nôm nhưng vẫn hành nghề "kiếm tiền" ngay trước cổng tâm linh. Trong những ngày diễn ra hội luôn có đông đảo du khách đến cầu an, dâng lễ. Phần lớn trong số đó đều viết sớ, dâng lễ... nhưng chắc ít ai biết được ý nghĩa chính xác của những dòng chữ được viết trong các lá sớ mà mình phải bỏ tiền mua với giá cao.

Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin.

Trước đó, tôi ngày 11/4 (mùng 3/3 Âm lịch), tại khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, tổ chức khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2024. Lễ hội Phủ Dầy gắn liền sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong "tứ bất tử" của dân gian Việt Nam.

Đây là lễ hội truyền thống quy mô do cộng đồng sáng tạo, góp phần bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu, tam phủ của người Việt. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, làm phong phú nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng "tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian với Nghi lễ chầu văn - hầu đồng. Lễ hội Phủ Dầy năm 2024 diễn ra trong 6 ngày, từ 11 - 16/4 (tức từ mùng 3-8/3 Âm lịch).

Các hoạt động văn hóa truyền thống phong phú như: Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn, lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ phủ Vân Cát đến chùa Linh Sơn Tự, lễ rước đuốc tại phủ Tiên Hương, thi đấu cờ người, xếp chữ, kéo hoa trượng hội.

 

Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/noi-dung-bat-nhao-trong-nhung-la-so-tai-le-hoi-phu-day-nam-dinh-va-phat-ngon-bat-ngo-cua-ong-chu-tich-xa-172240415161241092.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đề xuất xây dựng tuyến cao tốc Hà Nam - Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa có Tờ trình số 34 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11), giai đoạn 1 từ TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP Nam Định.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com