Hà Nội trồng lại trên 4.100 cây xanh bị gãy đổ

04/10/2024 10:29

MTNN Sau khi bị ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là trên 4.100 cây; cây gãy đổ không cứu được mà cắt thành khúc chuyển về để đấu giá, thanh lý củi, gỗ là trên 7.600 cây.

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Sở Xây dựng) thông tin tại họp báo - Ảnh: VGP/Gia Huy

Tại buổi họp báo do UBND TP. Hà Nội tổ chức chiều 3/10, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt với hệ thống cây xanh của Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phất triển tương đương với tán lá.

Làm rõ hơn về số liệu báo cáo 40.000 cây xanh gãy đổ, ông Hưng cho biết con số thống kê trên bao gồm 4 loại cây: Cây đường phố do Thành phố quản lý (đại diện là Sở Xây dựng) có 11.756 cây; cây do quận huyện quản lý gồm: Đường phố nhỏ, có mặt cắt nhỏ hơn 16m, các cây trong công viên, cây trong các cơ quan và một lượng cây rất lớn trong khu đô thị và trong khu công nghiệp. Còn tính cả cây của người dân thì số lượng còn lớn hơn.

Về công tác trồng cây, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội thông tin, việc trồng cây được UBND Thành phố quyết định về quy trình đinhh mức kỹ thuật duy tu, duy trì, kích thước hố trong quy trình này cũng được quy định, kích thước bầu cũng được quy định rõ ràng, độ sâu trồng cũng được quy định và vấn đề này đã được Sở Xây dựng trả lời rất kỹ năm 2014, vấn đề cây và bầu cây cũng đã được đưa ra.

Qua thống kê kỳ vừa rồi, ông Nguyễn Đức Hưng cho biết cây xanh do thành phố quản lý có 11.756 cây gãy đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây. Trong khi đó, cây gãy đổ không cứu được mà cắt thành khúc chuyển về để đấu giá, thanh lý củi, gỗ là 7.635 cây.

"Tổng hợp cây quý hiếm, cây lịch sử và cây cổ thụ có 98 cây, trong đó cây quý, cây lịch sử có 35 cây thì cứu được 33 cây (có 2 cây không cứu được và khi đổ thì thân bị toác sâu xuống gốc).

12 cây có bầu bọc rễ bị đổ là vật liệu không tiêu huỷ

Liên quan tới việc báo chí quan tâm về bầu cây không bóc ra khi trồng, ông Nguyễn Đức Hưng nêu số liệu, năm 2014, Sở Xây dựng đã một lần rà soát, tìm những cây có bầu không được dỡ ra khi trồng. Sau bão lớn, đơn vị đã thống kê có 12 cây/11.735 cây đổ có bầu bọc rễ, trong đó có 7 cây có bầu bọc rẽ là lưới thuộc diện vật liệu không tiêu huỷ và 5 cây là bọc nilon và vỏ bao xi măng. Do đó, những cây bọc rễ như vậy sẽ không phát triển được, rất dễ đổ.

"Sau trận bão lớn như Yagi, với các cây trồng phi kỹ thuật như vậy chắc cũng đổ gần hết," ông Hưng nói và thông tin Sở vẫn tiếp tục truy tìm chủ đầu tư để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thực hiện trách nhiệm của mình.

Về rễ cây, ông Hưng cho hay đối với khu phố cổ của Hà Nội, sau khi mở rộng vỉa hè thì cây này nằm hoàn toàn trên hạ tầng kỹ thuật, dưới là cấp nước, thoát nước, hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: Viễn thông, điện lực... có những cây khi cắm rễ xuống đất thì không cắm được, nó ăn ngang thì trồi lên.

"Đợt rồi báo chí cũng phản ánh nhiều cây trồi lên khi các quận triển khai làm lại vỉa hè, phía Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị các quận khi làm vỉa hè phải phù hợp với cây có sẵn về chiều rộng và chiều cao của bồn cây," ông Hưng nói.

Liên quan tới thông tin phản ánh có sự chậm trễ trong công tác khắc phục cây xanh, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội cho biết: Khi TP phát động thì toàn bộ lực lượng xã hội đã cuộc.

Việc đầu tiên là chỉ đạo tâp trung để giải tỏa nhằm đảm bảo giao thông, cắt những cây để lên vỉa hè, ưu tiên dựng lại những cây quý hiếm, những cây có thể dựng lại ngay.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Hà Nội quản lý 3 công ty duy tu, duy trì; đồng thời huy động thêm 4 công ty, sau đó vài hôm, có thêm 10 tỉnh cử lực lượng tham gia hỗ trợ, liên quan đến kỹ thuật. Các quận, huyện cũng đã huy động được 28 điểm tập kết ngay bằng quỹ đất tại địa phương, giúp giải toả rất nhanh, hoàn thành trước hạn 20/9 mà UBND TP chỉ đạo.

Gia Huy

Nguồn thanglong.chinhphu.vn
Link bài gốc

https://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-trong-lai-tren-4100-cay-xanh-bi-gay-do-103241003165628419.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sáng 3/10: Thực hư clip cô ruột xén tóc, ép cháu gái sinh năm 2008 lấy chồng gây xôn xao trên mạng xã hội

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 20 phút cho rằng một thiếu nữ tên B.T.M.D (SN 2006, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) bị một người cô ruột ở TP Cần Thơ ép lấy chồng. Do em này bỏ trốn nên người cô ép em gái của D. là B.T.M.T (SN 2008) thay thế chị làm "cô dâu". Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã vào cuộc xác minh và cho biết sự thật không như những thông tin đồn thổi trên mạng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com