Công ty Việt Thảo "trần tình" về phản ánh gây ô nhiễm môi trường

06/08/2019 10:42

MTNN Công ty Môi trường Việt Thảo cho rằng, quá trình sản xuất của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường... Việt Thảo phủ nhận không có ô nhiễm, chính quyền nói có

Công ty Việt Thảo "trần tình" về phản ánh gây ô nhiễm môi trường
 Liên quan tới phản ánh của công dân về việc Công ty Môi trường Việt Thảo gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân và việc cấp phép xử lý cơ sở xử lý chất thải nguy hại không đúng quy hoạch, mới đây phía doanh nghiệp này đã có phản hồi chính thức.

Công ty Môi trường Việt Thảo cho rằng, quá trình sản xuất của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường. Đại diện của Việt Thảo cho rằng: "Người dân phản ánh việc môi trường sống bị ô nhiễm có khả năng xuất phát từ nhiều doanh nghiệp khác nhau, thông tin chỉ tìm hiểu, phản ánh trường hợp của Công ty Việt Thảo là chưa đúng với phản ánh của người dân; chưa đủ căn cứ để kết luận rằng hoạt động của Công ty Việt Thảo gây ô nhiễm".

"Về việc người dân đã làm đơn gửi khắp nơi nhưng vẫn chưa nhận được sự phúc đáp của chính quyền, năm 2018, Công ty Việt Thảo đã làm việc với Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn để xác minh phản ánh của người dân khu phố 5, phường Bắc Sơn về việc hoạt động sản xuất của công ty gây khói mùi ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Sau khi làm việc, đã xác định hoạt động của Công ty không gây ô nhiễm môi trường như phản ánh. Tuy nhiên, việc cơ quan nhà nước trả lời với người dân thế nào Công ty không được biết", đại diện của Việt Thảo cho hay.

Một nội dung nữa là phản ánh hoạt động công ty vào ngày 13/6/2019 có phát sinh khói đen kịt, mùi khét lẹt rất khó chịu bay vào khu dân cư, việc này được Việt Thảo lý giải: 

1/ Việc khẳng định khói mùi có gây ô nhiêm, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không phải dựa trên thông số kỹ thuật, số liệu cụ thể, không nên chỉ dựa trên cảm tính;

2/ Hình ảnh, clip khói mùi: hai cột khói, một cột khói cao, khói màu trắng, không liên tục là cột khói từ hệ thống sản xuất của công ty – một cột khói thấp, đường kính khói to, dày đặc không thuộc hệ thống sản xuất của công ty.

3/ Đặc điểm cột khói của Công ty Việt Thảo: chiều cao khoảng 10m, đường kính 40cm, khói màu trắng, không liên tục, hướng khói bay vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn, không bay vào khu dân cư.

4/ Khói từ hệ thống sản xuất mỡ bôi trơn của doanh nghiệp: nhiên liệu đốt là củi khô, palet gỗ thông, vỏ thùng hàng bằng gỗ. Với nhu cầu của công ty, mỗi tháng có 10 ca sản xuất – tương ứng 10 ngày. Trước khi sản xuất, công ty đã xem xét hướng gió, nếu hướng gió hướng vào khu dân cư sẽ không sản xuất. Khói trước khi được thải ra ngoài môi trường đã được xử lý đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.

 Công văn số 2185/UBND-TNMT, ngày 22/10/2018 của UBND thị xã Bỉm Sơn cũng khẳng định việc doanh nghiệp Việt Thảo xử lý chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống dân cư quanh khu vực này là có thật.

Tuy nhiên, những lý giải nêu trên của Công ty Việt Thảo hoàn toàn trái ngược với phản ánh của người dân và những gì họ phải chịu đựng suốt nhiều năm nay.

Sau khi thực tế hiện trường và tiếp thu phản ánh, phóng viên đã trực tiếp liên hệ với đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp để làm rõ sự việc. Theo đó, những phản ánh nêu trên đã được đơn vị có thẩm quyền ghi nhận và cam kết sẽ đề nghị làm rõ trong thời gian tới đây.

Trước thực trạng này, một số lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn cho rằng, vị trí hoạt động sản xuất của Công ty Việt Thảo quá gần khu dân cư, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân khu vực lân cận. Cử tri và cơ quan có thẩm quyền đã phản ánh nhiều về tình trạng mùi hôi bốc lên khi cơ sở này hoạt động. Tuy nhiên, kiến nghị vẫn chưa được giải quyết. Có lẽ đã đến lúc nên di dời cơ sở sản xuất này đến một vị trí thuận lợi hơn.

Mặt khác, công văn số 2185/UBND-TNMT, ngày 22/10/2018 của UBND thị xã Bỉm Sơn cũng khẳng định việc doanh nghiệp Việt Thảo xử lý chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống dân cư quanh khu vực này là có thật.

"Vị trí nhà máy của Công ty Việt Thảo gần khu dân cư, vì vậy khi xử lý chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư khu vực phường Bắc Sơn, và phường Ba Đình (Bỉm Sơn).

Do vậy, UBND thị xã Bỉm Sơn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, có ý kiến đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chấm dứt hiệu lực giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Việt Thảo tại phường Bắc Sơn".

Làn khói có mùi khét được thải ra từ ống khói Công ty Việt Thảo, trộn lẫn trong không khí bay vào khu dân cư.

Cũng liên quan tới vụ việc trên, hôm 22/7, trao đổi với phóng viên Retimes, ông Nguyễn Thượng Hiền - Vụ trưởng Vụ quản lý chất thải – Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ thanh tra hoạt động của Công ty Việt Thảo trong tuần tới để làm rõ những nội dung báo chí phản ánh.

“Theo kế hoạch, việc thanh tra vấn đề môi trường của Công ty Việt Thảo sẽ được thực hiện vào Quý IV. Tuy nhiên, trước những thông tin báo chí phản ánh, chúng tôi sẽ thực hiện thanh tra cơ sở này trong tuần tới theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định”, ông Hiền nói và cảm ơn những thông tin báo chí đã phản ánh vụ việc đồng thời khẳng định việc thanh tra Công ty Việt Thảo sẽ thực hiện khách quan, đúng quy định.

 Cở sở xử lý chất thải nguy hại đặt nhầm chỗ, sao chưa thu hồi?

Tại văn bản làm việc giữa Công ty Việt Thảo và phóng viên Reatimes, đơn vị này khẳng định: “Đã đảm bảo yêu cầu về địa điểm đặt cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch theo Khoản 4, Điều 10, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Mặt khác, quy hoạch có sau công ty được cấp giấy phép, do đó công ty không chịu sự điều chỉnh quy hoạch này”.

Lý giải của Công ty Việt Thảo được cho là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật. Cụ thể, quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/2/2009 về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 quy định rõ tại Mục 2.2. Phương án Quy hoạch quản lý CTR toàn tỉnh đến năm 2020: “Khu vực Thị xã Bỉm Sơn (Bao gồm cả: huyện Hà Trung, Thị trấn Vân Du, huyện Nga Sơn) địa điểm tại Phường Đông Sơn, công suất 250 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha).

Tiếp đó quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8/9/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (lấy căn cứ từ quyết định 485) cũng chỉ rõ, địa điểm quy hoạch khu liên hiệp xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn chứ không phải phường Bắc Sơn.

Như vậy, việc quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Thanh Hóa đã có từ năm 2009, chứ không phải “quy hoạch có sau công ty được cấp giấy phép, do đó công ty không chịu sự điều chỉnh quy hoạch này” như cách lý giải của Công ty Việt Thảo.

Mặt khác, theo lý giải của Công ty Việt Thảo, địa điểm đặt cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch theo Khoản 4, Điều 10, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT (quy định về quản lý chất thải nguy hại nêu rõ: “Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc được UBND tỉnh chấp thuận về địa điểm bằng văn bản) cần phải xem xét thấu đáo, chặt chẽ.

Bởi lẽ, Năm 2011, theo đề nghị từ phía doanh nghiệp về việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, ngày 10/5/2011 Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi đến UBND tỉnh Thanh Hóa tham khảo ý kiến việc cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại cho công ty.

UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn gửi Tổng cục môi trường với nội dung: “Thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp Việt Thảo được hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Nhà máy Sản xuất dầu mỡ bôi trơn (địa chỉ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/2/2009 về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 quy định rõ tại Mục 2.2. Phương án Quy hoạch quản lý CTR toàn tỉnh đến năm 2020: “Khu vực Thị xã Bỉm Sơn (Bao gồm cả: huyện Hà Trung, Thị trấn Vân Du, huyện Nga Sơn) địa điểm tại Phường Đông Sơn, công suất 250 tấn/ngày, diện tích đất xây dựng tối thiểu 15 ha).

Như vậy, về bản chất, văn bản thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp Việt Thảo được hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại của UBND tỉnh Thanh Hóa gửi Tổng cục môi trường chỉ mang tính chất trao đổi ý kiến chứ không phải là văn bản pháp lý về việc“quyết định chấp thuận chủ trương, quyết định về việc phê duyệt địa điểm xử lý chất thải nguy hại..."

Cũng liên quan tới việc Bộ TNMT cấp phép cho Công ty Việt Thảo không đúng quy hoạch, không ít lần cơ quan có thẩm quyền tỉnh Thanh Hóa kiến nghị phương án giải quyết, trong đó có việc, nếu UBND tỉnh không xem xét chấp thuận cho Công ty tiếp tục xử lý chất thải nguy hại do không phù hợp với quy hoạch, kính đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét việc cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty.

Lãnh đạo UBND thị xã Bỉm Sơn cũng khẳng định, việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo tại phường Bắc Sơn là không phù hợp với quy hoạch đồng thời đề nghị chấm dứt hiệu lực giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho đơn vị này.

Các văn bản pháp lý khác cũng khẳng định rõ, việc cấp phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo là không đúng quy hoạch.

Khi được hỏi về tính pháp lý trong việc cấp phép cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo, ông Nguyễn Thượng Hiền - Vụ trưởng Vụ quản lý chất thải – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Văn bản thống nhất chủ trương cho Công ty Việt Thảo được hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Nhà máy Sản xuất dầu mỡ bôi trơn có thể hiểu là văn bản có tính cá biệt, tương đương với quy hoạch của tỉnh.

Nếu địa phương không đồng thuận bằng văn bản thì Bộ không bao giờ cấp phép xử lý chất thải nguy hại cho doanh nghiệp này”, ông Hiền nói nhưng chưa hiểu rõ được rằng, năm 2009 tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

Mặt khác văn bản của ông Nguyễn Đức Quyền – Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ký với nội dung với nội dung Thống nhất chủ trương cho Công ty Việt Thảo được hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại khu vực phường Bắc Sơn không đúng theo quyết định việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 thì không thể xem văn bản này tương “đương với quy hoạch của tỉnh” như cách ông Hiền lý giải ở trên.

Văn bản có tính thống nhất ý kiến của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Đức Quyền ký cũng không thể “to” hơn quyết định phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020...

Đặt vấn đề về việc thu hồi giấy phép xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo vì cơ sở xử lý chất thải nguy hại không nằm đúng quy hoạch, ông Hiền cho hay: “Nếu tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị Bộ thu hồi giấy phép của đơn vị này thì phải nói rõ lý do đề nghị thu hồi. Căn cứ văn bản này thì chúng tôi mới có thể trả lời được”.
Quốc Toản - ReatReatimes.vnimes.vn

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com