Chất Amiăng trong tấm lợp Fibro xi măng là "kẻ thù" gây hàng loạt ung thư nguy hiểm

17/01/2022 17:13

MTNN Việt Nam là 1 trong 10 nước tiêu thụ Amiăng lớn nhất thế giới trong đó chủ yếu là tấm lợp Fibro xi măng. Điều này đang dấy lên những lo ngại về hàng loạt bệnh ung thư do chất độc này gây ra.

Chất Amiăng là gì?

Tấm lợp Fibro xi măng là sản phẩm được rất nhiều gia đình từ miền xuôi đến miền ngược ở Việt Nam sử dụng để lợp mái nhà ở, nhà xưởng, trang trại chăn nuôi và các công trình khác.

Sở dĩ người dân thường chọn tấm lợp Fibro xi măng là do giá thành của loại vật liệu này khá rẻ, phù hợp với nhiều địa hình, thời tiết khí hậu... Có điều, ít ai biết được rằng, chất Amiăng trong tấm lợp Fibro xi măng đang là kẻ thù thầm lặng gây ra hàng loạt căn bệnh ung thư quái ác như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư buồng trứng, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi…

Tấm lợp Fibro xi măng được nhiều gia đình sử dụng (Ảnh minh họa)

Amiăng là silicát kép của Canxi (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên. Amiăng gồm 02 nhóm:

- Nhóm Serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng) có dạng xoắn và cũng là loại sợi Amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đã cấm sử dụng và tiêu thụ mọi hình thức amiăng thì một số quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển và ở Việt Nam Amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng.

- Nhóm Amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophylite. Nhóm sợi Amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là Amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm.

Ở Việt Nam Amiăng trắng (Chrysotile) được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C và hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn nhập khẩu Amiăng vào Việt Nam chủ yếu từ Nga (85%), Trung Quốc, Kazakhstan… Từ 15 năm trước, Việt Nam luôn đứng trong tốp 10 nước tiêu thụ Amiăng nhiều nhất thế giới. Trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 65.000 tấn Amiăng nguyên liệu. Năm 2012 là gần 79.000 tấn (đứng thứ 6) và top 5 các nước châu Á sử dụng Amiăng. Hiện nay có khoảng 5000 công nhân trực tiếp tiếp xúc trong sản xuất tấm lợp A-C. Tấm lợp A-C được cung cấp và tiêu thụ chủ yếu cho hàng triệu người dân có thu nhập thấp ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ thiên tai, bão lụt với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu m2.

Amiăng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?

Tất cả các loại Amiăng, kể cả Amiăng trắng (Chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm 1 của các chất gây ung thư ở người.

Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi Amiăng phát tán trong môi trường.

Tác hại của Amiăng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi Amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Người tiếp xúc với Amiăng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu từ 20 - 30 năm nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh.

Người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi Amiăng dễ bị mắc các bệnh về ung thư như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi... (Ảnh minh họa)

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, mỗi năm amiang gây ra cái chết do ung thư phổi của 41.000 người trên thế giới. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều Amiăng trong quá khứ.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trung biểu mô yêu cầu kỹ thuật cao về thiết bị và đội ngũ bác sĩ giỏi, hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng một phần. Số liệu liên quan đến tiếp xúc Amiăng tại các cơ sở sản xuất và trong khu dân cư gần nơi sản xuất tấm lợp, má phanh và các vật liệu bảo ôn, cách âm, cách nhiệt và các khu vực người dân sử dụng nhiều tấm lợp, cũng như thải bỏ, tiêu hủy hiện cũng chưa thống kê được.

Cũng rất khó để kiểm soát mức độ an toàn đối với sức khỏe con người tại các cơ sở sản xuất và sử dụng amiang tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy: Amiăng có khả năng gây bệnh rất cao dù với mức độ tiếp xúc thấp và không thể sử dụng Amiăng một cách an toàn.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đều khuyến nghị các nước loại bỏ sử dụng tất cả các loại Amiăng để phòng chống các bệnh liên quan đến Amiăng.

Chuyên gia đồng loạt có ý kiến về việc ngừng sử dụng Amiăng ở Việt Nam

Sau khi quyết định số 1469/QĐ-TTG năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành, hàng chục cuộc hội thảo liên quan đến việc ngừng sử dụng Amiăng ở Việt Nam đã được tổ chức dưới sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.

Gần đây nhất là vào sáng ngày 08/01/2020, tại Hà Nội, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (IRECO) phối hợp với Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Môi trường và sức khỏe: Sự độc hại của Amiăng trắng trong tấm lợp Fibro xi măng”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Amiăng được sử dụng rất rộng rãi để sản xuất các vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt dùng trong xây dựng, đóng tàu biển, tàu ngầm... 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 5 trong top 10 nước sử dụng Amiăng vì thế chất độc này vẫn len lỏi, tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Môi trường và sức khỏe: Sự độc hại của Amiăng trắng trong tấm lợp Fibro xi măng” (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

“Đó là trực trạng báo động, một trong những thách thức nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng”, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Theo ông Lợi, có những khuyến cáo nói rằng, hít phải các sợi Amiăng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và gây tử vong, bao gồm ung thư phổi, u trung biểu mô, bụi phổi Amiăng. Cũng có tài liệu ước tính, hiện Amiăng gây ra 255.000 ca tử vong mỗi năm...

Ông Phillip Hazeton - Giám đốc Tổ chức Nhân dân về y tế, giáo dục và phát triển Hải ngoại Ô-xtrây-li-a (APHEDA) cho biết: Ngoài khu vực châu Á, các quốc gia đều biết Amiăng bị cấm trên toàn cầu. Việt Nam đã xây dựng lộ trình ngừng sử dụng Amiăng vào năm 2023. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích về vấn đề Amiăng vẫn tìm mọi cách để đánh đổi sức khỏe dài hạn lấy lợi ích kinh tế ngắn hạn.

“Đây là thời điểm để hành động dừng sử dụng Amiăng trắng bảo vệ sức khỏe của chính mình và con người. Hi vọng rằng, Việt Nam sẽ thúc đẩy lộ trình cấm sử dụng Amiăng trắng trong lĩnh vực xây dựng để có những bước chuyển dịch tiếp theo tiến tới cấm sử dụng hoàn toàn Amiăng trắng”, ông Phillip Hazeton mong muốn.

Phát biểu tại Hội thảo "Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của Amiăng đến sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và vận động để loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng tại Việt Nam" tổ chức mới đây tại Hà Nội, GS.TS. Lê Văn Trình - Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam cũng cho biết: Do tác hại của Amiăng trắng đối với sức khỏe con người, các Quốc gia cấm sử dụng Amiăng trắng đang ngày càng tăng lên. Chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao hiểu biết về Amiăng và các bệnh do Amiăng gây ra, giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, tự bảo vệ mình.

GS.TS. Lê Văn Trình tại hội thảo "Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của Amiăng đến sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và vận động để loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng tại Việt Nam" (Ảnh: Kinh tế Môi trường)

"Dù hiện nay, tình hình nhập khẩu Amiăng, sản xuất và sử dụng tấm lợp A-C trong 5 năm gần đây ở Việt Nam đã giảm rất nhiều. Nếu như năm 2015, số lượng tấp lợp A-C được sản xuất là 77.563.000 m2, thì năm 2019 còn 28.000.000 m2. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế để nhập nguyên liệu sản xuất tấm lợp không amiăng; giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất tấm lợp không sử dụng Amiăng." GS.TS Lê Văn Trình nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Y tế, phát biểu tại buổi hội thảo, bà Lưu Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh môi trường cho biết: Bộ Y tế cũng đã có quan điểm rất rõ về tác hại của Amiăng đối với sức khỏe của cộng đồng và đã đề xuất với Chính phủ có lộ trình dừng sử dụng các sản phẩm có Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp tới năm 2023.

Nói về thực trạng sử dụng tấm lợp có chứa Amiăng trắng ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), TS. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc HRC (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) cho biết: Với lợi thế giá rẻ, tấm lợp có chứa Amiang chảy dồn về vùng DTTS.

Theo khảo sát trực tiếp của Trung tâm HRC phối hợp Tổ chức Actionaid, Anpheda, tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2019, thì có 35% số hộ gia đình vẫn lợp nhà ở, 60% số hộ vẫn dùng tấm lợp này vào các công trình phụ của gia đình. Tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, khoảng 20% dùng lợp nhà, 35% lợp công trình phụ, tại tỉnh Lạng Sơn, các huyện vùng biên giới sử dụng lợp nhà 25%, 40% lợp các công trình phụ.

TS. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc HRC, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ phát biểu tại buổi hội thảo ngày 23/11/2021 (Ảnh: Kinh tế Môi trường)

"Người dân vẫn dùng nước mưa chảy từ mái nhà tấm lợp Amiang để ăn uống, các tấm lợp vỡ vụn vẫn được dùng làm nền nhà, nền sân, rải đường đi, ngổn ngang cả đầu nguồn nước.", TS.Hoàng Xuân Lương bày tỏ lo ngại.

Trong cuộc hội thảo, các ý kiến thảo luận cũng nhấn mạnh khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: “Cách tốt nhất để phòng chống các bệnh do Amiăng gây ra, trong đó có ung thư trung biểu mô là không sử dụng tất cả các sản phẩm có chứa Amiăng”.

 
Nguồn Gia đình Việt Nam
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/chat-amiang-trong-tam-lop-fibro-xi-mang-la-ke-thu-gay-hang-loat-ung-thu-d177777.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com