Vì sao Tổng thống Donald Trump thừa nhận ra lệnh tấn công mạng vào Nga?

11/07/2020 21:01

MTNN Tổng thống Donald Trump đã thừa nhận ra lệnh tấn công mạng bí mật vào Internet Research Agency để phá vỡ truy cập Internet của họ trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.2018.

Mỹ thường bí mật về các cuộc tấn công mạng chống lại nước khác và hiếm khi thừa nhận thực hiện việc này.

Thế nhưng mới đây, Tổng thống Donald Trump thừa nhận với tờ The Washington Post rằng ông cho phép cuộc tấn công mạng vào Internet Research Agency (Cơ quan Nghiên cứu Internet của Nga) kéo dài vài ngày, bắt đầu từ 6.11.2018 - hôm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ.

Vốn được được nhà tài phiệt gần gũi với Tổng thống Vladimir Putin rót tiền đầu tư, Internet Research Agency là công ty tham gia vào các hoạt động trực tuyến ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh và chính trị Nga, bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Cuộc tấn công mạng của Mỹ vào Internet Research Agency tháng 11.2018 được cho nhằm bẻ gãy các nỗ lực gây nghi ngờ về tính hợp pháp kết quả giữa nhiệm kỳ và giúp Đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện.

Dù vậy, Đảng Dân chủ vẫn giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ diễn ra vào ngày 6.11.2018. Chiến thắng đó mang lại cho phe Dân chủ một đòn bẩy quyền lực thực sự để kiểm soát Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hòa.

Đây lần hiếm hoi Tổng thống Donald Trump thừa nhận rằng Nga có ý định xấu với nền dân chủ Mỹ và dường như khoe vai trò của mình trong việc ngăn chặn điều như vậy. Trước đây, ông Trump tránh thừa nhận Nga tìm cách gieo rắc bất hòa ở Mỹ, thậm chí đứng về phía Tổng thống Vladimir Putin khi phủ nhận rằng Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016 dù Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) kết luận điều ngược lại.

“Nhìn này, chúng tôi đã ngăn chặn nó (Internet Research Agency)”, ông Trump nói với Washington Post.

Tổng thống Donald Trump tiết lộ cuộc tấn công mạng là một phần trong chính sách đối đầu Nga và tuyên bố không ai cứng rắn với nước này hơn ông, đồng thời dẫn chứng việc Mỹ bán tên lửa chống tăng cho Ukraine.

Đại sứ quán Nga ở Mỹ không trả lời khi được yêu cầu bình luận về chuyện trên.

Nga bị cáo cuộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, giúp ông Donald Trump đắc cử.

Ngày 29.12.2016, Mỹ chính thức đưa ra cáo buộc Chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016.

Trong một lá thư gửi vào tháng 10.2016, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ tuyên bố chắc chắn Nga có hành động như vậy.

Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI), đại diện cho 17 cơ quan tình báo và Bộ An ninh Nội địa (DHS), cũng tuyên bố rằng Nga hack Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) và làm rò rỉ những tài liệu này cho WikiLeaks. Dù vậy, Nga phủ nhận về sự dính líu của mình và và yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng.

Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ tin chắc rằng Nga có hành động giúp ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Thông tin hậu bầu cử làm cho họ tin rằng, đích thân Tổng thống Putin chỉ huy các hoạt động này. Thế nhưng, Nga phủ nhận sự tham gia của Putin.

Ông Obama yêu cầu bản báo cáo về các can thiệp từ nước ngoài trong các cuộc bầu cử, còn các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc điều tra của cả hai đảng. Ngày 29.12.2016, ông Obama đã công bố các lệnh trừng phạt chống lại Nga và trục xuất một số nhà ngoại giao nước này.

Khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố không tin vào phúc trình của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho rằng hacker Nga đã cố khuynh đảo cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho mình. Không những thế, Tổng thống Donald Trump đổ lỗi cho phe Dân chủ về việc tung tin lố bịch là Nga đứng sau các vụ tấn công mạng.

Người sáng lập Wikileaks - Julian Assange nói Nga không phải là nguồn cung cấp cho Wikileaks một lượng lớn các thư điện tử bị rò rỉ từ Đảng Dân chủ.

Việc Tổng thống Donald Trump thừa nhận ra lệnh tấn công Internet Research Agency như muốn các cơ quan tình báo và đại gia internet Mỹ chuyển sự chú ý sang hành động tiềm năng của Nga trong cuộc bầu cử năm 2020.

Xem thêm: 'TikTok bị cấm ở Mỹ vì hàng ngàn người dùng chơi khăm Tổng thống Donald Trump'

Nghe Apple, Foxconn đầu tư 1 tỉ USD vào Ấn Độ để dần rời Trung Quốc

TikTok, Viber, Tinder và hàng ngàn ứng dụng gặp sự cố do Facebook

TikTok thanh minh kém thuyết phục, nguy cơ bị cấm ở Mỹ tăng cao

Rời Hồng Kông vì không muốn bị Trung Quốc kiểm duyệt, TikTok mong Mỹ bỏ ý định cấm

Chuyên gia hé lộ chi tiết về vi xử lý, RAM của bốn mẫu iPhone 12

Thực hư Facebook thông báo cho người bị chụp tin nhắn, story: Hàng ngàn người bị lừa

TikTok kiếm tiền khủng thế nào trước khi có thể mất 6 tỉ USD do lệnh cấm ở Ấn Độ?

Bằng sáng chế mới của Apple chứng minh iPhone 2 màn hình sẽ ra đời

12 smartphone ít mất giá nhất sau 2 năm qua: iPhone XR đứng đầu

Chuyện người giàu nhất thế giới: Truyền cảm hứng hay bài học làm giàu bằng đạp lên tất cả?

Nhân Hoàng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com