Vì sao 'mùa ô nhiễm' không khí ở Hà Nội kéo dài bất thường?

11/04/2025 14:30

MTNN Các chuyên gia môi trường cho biết, mùa ô nhiễm không khí diễn ra từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Năm nay, các nguồn thải vẫn chưa được kiểm soát và trời ít mưa nên ô nhiễm không khí ở Hà Nội kéo dài hết tháng 4.

Hà Nội lại mù mịt, ô nhiễm không khí nhiều ngày

Sáng 11/4, khu vực Hà Nội âm u, bầu trời bị bao phủ một lớp bụi mịn PM2.5, chất lượng không khí không được tốt.

Cụ thể, kết quả quan trắc lúc 9h sáng nay của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho thấy, chất lượng không khí hầu hết các khu vực ở mức trung bình, chỉ số AQI dao động quanh ngưỡng 59-91. Cao nhất là khu vực xã Vân Hà (huyện Đông Anh), chỉ số AQI ở ngưỡng 91; xã An Khánh (huyện Hoài Đức) ở ngưỡng 87; phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) ở ngưỡng 67; các khu vực còn lại ở ngưỡng 60 và 59.

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài.

Cũng có số liệu khá tương đồng là hệ thống quan trắc của Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố cùng giờ; trong đó khu vực số 556 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) có chỉ số AQI ở ngưỡng 94, Đại học Bách khoa Hà Nội (phía đường Giải Phóng) ở ngưỡng 76 và khu vực công viên Nhân Chính (đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân) ở ngưỡng 68.

Các chuyên gia môi trường cho biết, thông thường mùa ô nhiễm không khí diễn ra từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau là kết thúc. Tuy nhiên, năm nay, các nguồn thải vẫn chưa được kiểm soát và trời ít mưa nên khả năng ô nhiễm không khí ở Hà Nội còn kéo dài đến hết tháng 4.

Chất lượng không khí ở ngưỡng trung bình, tuy chưa ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, nhưng nhóm người có bệnh lý nền, như: Tim mạch, hen phế quản mạn tính... cần hạn chế ra ngoài trời và thường xuyên đeo khẩu trang khi di chuyển trên đường để bảo vệ sức khỏe của mình.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội lý giải có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí. Đặc biệt, Hà Nội hiện có trên 40% dân số đô thị, 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7,8 triệu phương tiện các loại (chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông).

Mỗi ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 80 triệu KWh điện và hàng triệu lít xăng dầu, cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, rác thải tự phát. Biến đổi Khí hậu hay việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường, nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang là thách thức lớn với sự phát triển đô thị văn minh. Dù Hà Nội bước đầu kiểm kê được nguồn phát thải, nhưng việc chậm triển khai các giải pháp xử lý dẫn đến mức độ ô nhiễm không thuyên giảm mà luôn ở mức tăng cao.

Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để chủ động hạn chế tác động do ô nhiễm không khí gây ra.

Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao, người dân nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn; nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Đồng thời, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng; vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Mùa ô nhiễm không khí năm nay phức tạp, kéo dài

TS Hoàng Dương Tùng (chuyên gia môi trường) cho biết so với thời điểm hiện tại của các năm thì năm nay mưa ít nên ô nhiễm không khí vẫn có dấu hiệu phức tạp, kéo dài.

"Khi nguồn thải vẫn chưa được kiểm soát, điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc khuếch tán ô nhiễm, bụi mịn PM2.5. Mỗi trận mưa dông sẽ giảm đi ô nhiễm nhưng thời điểm hiện tại mưa ít nên khả năng sẽ ô nhiễm kéo dài tới hết tháng 4. Qua theo dõi các số liệu của các bộ, ngành, địa phương thì mấy năm nay ô nhiễm không khí không những giảm mà lại còn tăng, rất đáng lo ngại", TS Hoàng Dương Tùng nói.

Ông Tùng cho hay bụi mịn PM2.5 đã được nghiên cứu từ đầu những năm 2000. Đến năm 2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường có báo cáo đầu tiên về ô nhiễm không khí. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cũng được đưa vào luật từ các năm 1993, 2005, 2014, 2020. Tuy nhiên, đến nay ô nhiễm không khí vẫn chưa được cải thiện như kỳ vọng.

Nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy khí thải xăng và dầu diesel từ giao thông đóng góp 46% lượng bụi siêu mịn và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ xe máy chiếm hơn 90% vào tổng mức phát thải từ giao thông. Xe máy là nguồn phát thải lớn nhất, tiếp theo là xe tải hạng nặng, xe buýt và xe tải hạng nhẹ.

Phát thải nhiều thứ 2 là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. TP Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề cùng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở các tỉnh, thành phố lân cận, nơi chỉ cách trung tâm 50-100km, như các nhà máy nhiệt điện ở Hải Dương, Quảng Ninh; chế biến xi măng ở Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam; phân bón, hóa chất tại Thái Nguyên, Phú Thọ.

Nguồn nhiều thứ 3 là đốt phụ phẩm nông nghiệp, chiếm khoảng 13% vào tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội. Khoảng thời gian ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất cũng trùng vào dịp thu hoạch hai vụ lúa chính là Hè Thu và Đông Xuân. Tại các huyện như Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, người dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng.

Ngoài ra, các nguồn như xây dựng, đốt rác, y tế và hoạt động dân sinh khác đóng góp khoảng 10% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Cùng với đó là vấn đề thời tiết. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu ở TP Hà Nội có sự chênh lệch ngày đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt rất lớn làm hạn chế khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM 10 và bụi mịn PM 2.5.

Chuyên gia cho rằng, cần có chính sách, kế hoạch hoàn thành trong thời gian cụ thể cho chuyển đổi giao thông xanh, kiểm soát bụi từ công trình xây dựng đến khói bụi làng nghề…Việt Nam có thể học một số quốc gia thành công trong chống ô nhiễm không khí. Như Trung Quốc đã chuyển đổi hơn 10.000 xe buýt điện trong vòng 2 năm ở TP Bắc Kinh.

Trung Quốc áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tiền để mua xe buýt điện. TP Bắc Kinh trong 10 năm tiêu tốn đến hơn 100 tỉ USD đầu tư trực tiếp, gián tiếp giao thông công cộng và bù cho sản xuất.

Tô Hội

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-mua-o-nhiem-khong-khi-o-ha-noi-keo-dai-bat-thuong-169250411091537888.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com