Vật dụng trong nhà chứa sợi thuỷ tinh gây dị ứng da và tổn thương hệ hô hấp

13/05/2025 10:33

MTNN Ít ai biết rằng một số vật dụng quen thuộc lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm chứa sợi thủy tinh gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp nếu không được sử dụng đúng cách.

Sợi thủy tinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Sợi thủy tinh là một loại vật liệu vô cơ, không chứa kim loại, được tạo ra bằng cách nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao rồi kéo thành sợi siêu mỏng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, các sợi thủy tinh có đường kính nhỏ hơn 3 micromet, nhỏ hơn sợi tóc tới 20 lần và có thể bị hít sâu vào phổi. Sợi thủy tinh không gây ung thư nhưng khi tiếp xúc với da thịt có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:

- Tiếp xúc với da: Da bị đỏ, sưng, ngứa ngáy.

- Kích ứng mắt: Cảm giác như có cát trong mắt.

- Vấn đề về đường hô hấp: Ho, cổ họng khô, thậm chí làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn hoặc viêm phế quản.

Việc tiếp xúc lâu dài hoặc hít phải nồng độ cao của sợi thủy tinh có thể gây thêm những tổn hại nghiêm trọng khác cho cơ thể. Vì vậy khi tiếp xúc với các sản phẩm sợi thủy tinh, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đặc biệt là đối với những vật dụng bị hư hỏng hoặc cũ kỹ.

Ảnh minh họa

Những món đồ thường dùng chứa sợi thủy tinh

Dù không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sợi thủy tinh lại có mặt trong rất nhiều vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống.

Ô dù

Ô dù thường được sử dụng để che mưa hoặc nắng và có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Dù không phải tất cả những hầu hết các loại ô dù đều sử dụng sợi thủy tinh để làm khung và tăng độ bền. Sau một thời gian sử dụng, ô có thể bị gãy khiến các sợi thủy tinh bên trong bong ra, tạo cảm giác đau rát nếu chạm phải.

Khung lều

Khung lều thường được làm từ vật liệu nhẹ và bền để dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Một số loại khung lều sử dụng sợi thủy tinh với mục đích tăng độ bền và độ đàn hồi. Tương tự như các món đồ khác, khi khung bị gãy hoặc bị hỏng, sợi thủy tinh sẽ lộ ra ngoài và tiềm ẩn nguy cơ chấn thương hoặc kích ứng khi tiếp xúc với da.

Thước dây mềm

Thước dây mềm thường được sử dụng để đo kích thước cơ thể, quần áo hoặc đồ đạc trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều loại thước dây thường chứa sợi thủy tinh bên trong để tăng độ bền và độ đàn hồi. Khi thước bị hỏng hoặc bị cắt, sợi thủy tinh có thể lộ ra ngoài và gây kích ứng da nếu tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, trẻ em có thể vô tình đưa vào miệng hoặc mắt, gây nguy hiểm.

Ảnh minh họa/Nguồn: Pexels

Thảm lót nhào bột

Thảm lót nhào bột thường được làm từ chất liệu có chứa sợi thủy tinh để tăng độ bền và chống trơn trượt. Khi thảm bị rách hoặc hư hỏng, sợi thủy tinh có thể lộ ra ngoài và lẫn vào bột, gây nguy cơ nhiễm bẩn thực phẩm. Hơn nữa, khi tiếp xúc trực tiếp với da, sợi thủy tinh có thể gây ngứa ngáy hoặc kích ứng.

Vải nướng bánh chịu nhiệt

Vải nướng bánh chịu nhiệt thường được sử dụng trong nướng bánh hoặc nấu ăn để ngăn thực phẩm dính vào khuôn hoặc khay. Một số loại vải nướng có thể chứa sợi thủy tinh để tăng độ bền và khả năng chịu nhiệt. Khi vải bị rách hoặc hư hỏng, sợi thủy tinh lộ ra ngoài có thể gây nguy cơ nhiễm bẩn thực phẩm hoặc kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.

Đồ chơi trẻ em

Sợi thủy tinh cũng xuất hiện trong một số đồ chơi trẻ em vì tính bền và nhẹ của nó. Nếu đồ chơi bị vỡ, sợi thủy tinh dễ đâm vào da trẻ, gây tổn thương. Do đó, cha mẹ nên kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên và xử lý ngay khi phát hiện đồ chơi bị hỏng.

Cách phòng tránh và xử lý khi tiếp xúc với sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh là vật liệu có nhiều ưu điểm như độ bền cao, nhẹ và khả năng cách nhiệt tốt, tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp với loại vật liệu này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là da và hệ hô hấp.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các sản phẩm có chứa sợi thủy tinh, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp. Trước tiên, nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay và khẩu trang nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các sợi nhỏ li ti có thể gây kích ứng.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra định kỳ tình trạng của sản phẩm là rất cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng hoặc rách, từ đó có thể thay thế kịp thời nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiếp xúc.

Trong trường hợp không may bị dính sợi thủy tinh lên da, cần nhanh chóng rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước và xà phòng, sau đó có thể dùng băng dính để lấy đi các sợi còn sót lại. Việc chủ động phòng tránh và xử lý đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần tạo môi trường sống và làm việc an toàn cho cả gia đình.

Phương Anh (Theo Sohu)

 

 

 

Nguồn giadinhonline.vn
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/vat-dung-trong-nha-chua-soi-thuy-tinh-gay-di-ung-da-va-ton-thuong-he-ho-hap-d205976.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com