Tùy vụ việc mới cưỡng chế bằng cách ngừng cấp điện, nước

15/01/2020 18:15

MTNN Về quy định “ngừng cung cấp điện, nước” là biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chỉ thực hiện đối với các trường hợp vi phạm hành chính mà trong đó điện, nước là điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 42 vừa qua.

Theo đó, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc nghiên cứu nâng mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực nhưng cần cân nhắc kỹ, làm rõ các yêu cầu nêu trên; rà soát việc sửa đổi, bổ sung các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Cùng với đó là quy định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện của từng chức danh với giá trị nhất định, phù hợp, không nhất thiết phải tương thích với thẩm quyền phạt tiền trong mọi trường hợp.

Cơ quan này cũng yêu cầu quy định rõ hơn về điều kiện, yêu cầu để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật đối với việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính.

Về quy định “ngừng cung cấp điện, nước” là biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Ủy ban cho biết chỉ thực hiện đối với các trường hợp vi phạm hành chính mà trong đó điện, nước là điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm.

“Không quy định biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “đình chỉ hoạt động vĩnh viễn” vì không phù hợp với tính chất của biện pháp này và không tương xứng với nghĩa vụ phải thi hành”, kết luận nêu.

Về đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban cho rằng cần rà soát, chỉnh lý để bảo đảm thống nhất với các quy định của Bộ luật Hình sự.

Đối với người nghiện ma túy, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá đầy đủ việc quản lý người nghiện ma túy trong thời gian vừa qua để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Công ước quốc tế, đồng bộ với quy định của Luật Phòng chống ma túy hiện cũng đang được nghiên cứu sửa đổi.

Trước đó, dự thảo luật mà Chính phủ trình đã bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới. Cụ thể, ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm; và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Thảo luận về vấn đề này, một số ý kiến đại biếu đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp điện, nước” trong lần sửa đổi này; việc bổ sung biện pháp cưỡng chế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động cụ thể khi sửa đổi toàn diện Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc cung cấp điện, nước là giao dịch dân sự giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Người sử dụng không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng điện, nước thì không nên buộc nhà cung cấp “ngừng cung cấp điện, nước” cho cá nhân, tổ chức; như vậy là can thiệp “quá sâu” vào quan hệ dân sự.

Do vậy, đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp điện, nước” trong lần sửa đổi này, mà bổ sung quy định “ngừng cung cấp điện, nước” là một biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm, không phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đồng thời, cần bổ sung quy định để bảo đảm biện pháp ngăn chặn này chỉ được áp dụng đối với những hành vi mà điện, nước là điều kiện cần, là phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và việc áp dụng biện pháp này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của cá nhân, tổ chức khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng “ngừng cung cấp điện, nước” không nên là biện pháp cưỡng chế. Theo đó, bà Nga đề nghị ban soạn thảo làm rõ thực tiễn có quốc gia nào trên thế giới quy định như vậy chưa. Bà Nga nói các biện pháp cưỡng chế và biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa khác nhau, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thật kỹ ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về vấn đề này.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng “ngừng cung cấp điện, nước” có thể sẽ là một biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lấy ví dụ: Đối với một đơn vị xây dựng công trình trái phép, nếu áp dụng biện pháp cưỡng chế này thì sẽ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng cho rằng nếu áp dụng ở một số hành vi vi phạm khác thì lại chưa phù hợp. Trong trường hợp chủ hộ vi phạm, việc cắt điện nước sẽ ảnh hưởng đến cả hộ, không đảm bảo tính khách quan.

Lam Thanh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com