Thép Hòa Phát Dung Quất xin Bộ TNMT nhận chìm 15 triệu m3 vật chất xuống biển

12/11/2018 08:55

MTNN  Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đang đề xuất với Bộ TN - MT về việc nhận chìm 15 triệu m3 vật chất xuống biển.

Thép Hòa Phát Dung Quất xin Bộ TNMT nhận chìm 15 triệu m3 vật chất xuống biển

Thép Hòa Phát Dung Quất xin Bộ TNMT nhận chìm 15 triệu m3 vật chất xuống biển

Theo thông tin trên báo Tin tức, ông Đinh Văn Chung, Phó Giám đốc Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết việc này.

Ông Chung cho hay, toàn bộ vật chất này thành phần có đến trên 87% là cát còn lại là vỏ sò, bùn... được nạo vét từ việc làm 11 bến cảng của đơn vị phục vụ cho Nhà máy thép 60.000 tỷ đồng. Hoàn toàn không có m3 vật chất dư thừa nào ở trên bờ được đưa ra để nhận chìm xuống biển.

Đây chỉ là việc di chuyển vật chất từ nơi này sang nơi khác, từ khu vực gần bờ ra vùng biển xa bờ hơn.

thep

Một góc cảng chuyên dùng của Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất. (Ảnh: Dân việt)

-> Đà Nẵng đầu tư hơn 275 tỷ đồng cho dự án xử lý ô nhiễm môi trường

Liên quan đến vấn đề này, tỉnh Quảng Ngãi có văn bản thống nhất thỏa thuận lại vị trí nhận chìm ở biển đối với chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng dự án.

Theo đó, địa điểm dự kiến đã được UBND tỉnh này lựa chọn nằm phía ngoài khơi vịnh Dung Quất, cách đảo Lý Sơn 28,3km về phía Đông, cách khu vực nạo vét luồng tàu khoảng hơn 6,8km và cách khu nguồn lợi thủy sản tiềm năng vùng biển ven bờ vịnh Dung Quất - phía Tây Bắc 10km.

Được biết đây cũng là khu vực mà các đơn vị khác như: Doosan, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn… nhận chìm trong quá trình thi công nạo vét làm bến cảng của các đơn vị này.

Diện tích khu vực nhận chìm khoảng 1,8km2 , có độ sâu từ -51 đến -55m, độ dốc khoảng 2%.

Theo công văn của UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc nhận chìm ở biển đối với vật chất nạo vét trong quá trình thi công là phương án khả thi nhất hiện nay, đáp ứng được yêu cầu tiến độ triển khai dự án.

Ngoài ra, theo Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất cũng như tỉnh Quảng Ngãi, tại vị trí nhận chìm không có hệ sinh thái cần quan tâm đặc biệt như san hô, cỏ biển; tính đa dạng các sinh vật đáy thấp, không phát tán rộng ra các vùng xung quanh.

Được biết, để nạo vét và nhận chìm số vật chất này, Công ty thép Hòa Phát Dung Quất dùng tàu hút bụng xả đáy tự hành, có công suất từ 7000-35.000m3/chiếc. Sau khi hút vật chất lên khoang chứa của tàu, tàu sẽ di chuyển đến vị trí cần đổ, cửa khoang chứa (nằm dưới thân) sẽ tự động mở ra để xả.

Với phương pháp này sẽ giảm thiểu tối đa những yếu tố gây ảnh hưởng đến không khí như bụi, tiếng ồn và ít ảnh hưởng đến môi trường nước.

Để làm 11 bến cảng, công ty phải hút cát, bùn ở khu vực này với tổng khối lượng nạo vét khoảng 19,370 triệu m3.

Ngoài ra, đơn vị đã sử dụng gần 4 triệu m3 để san lấp mặt bằng khu đất của dự án. Do vậy tổng khối lượng mà Công ty Hòa Phát xin nhận chìm là khoảng 15,390 triệu m3.

-> Huế không đồng ý cho doanh nghiệp nhận chìm 700.000 m3 bùn xuống biển

Video: Nhận chìm bùn cát xuống biển: Chính phủ nói “không” (Nguồn: VTC1)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com