Tăng cường bảo vệ rừng tại Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ

08/07/2025 16:46

MTNN Với diện tích hơn 15.000ha, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ được xem như khu rừng đặc dụng lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên với hệ sinh thái động, thực vật phong phú.

Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ trải dài đến các xã gồm: Côn Minh, Văn Lang và Vĩnh Thông. Kim Hỷ được đánh giá là nơi lưu giữ hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao về sự phong phú của các loại động, thực vật quý hiếm nơi đây. Trong đó phải kể đến là loài voọc má trắng, sóc, khỉ là những loài hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt, trong khu có sự đa dạng của các loài dơi, được coi là nhiều chủng loại nhất ở Việt Nam.

Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ sở hữu hệ sinh thái động, thực vật phong phú. 

Kim Hỷ còn là nơi lưu giữ một số nguồn gien quý hiếm của các loại thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây du sam đá vôi, còn gọi là thông đá. Tại đây có hơn 1.000 loài thực vật bậc cao, trong đó nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: Du sam đá vôi, lan kim tuyến đá vôi, sến mật, bảy lá một hoa… Hệ động vật tại Khu dự trữ ghi nhận 99 loài thú, 256 loài chim, 64 loài bò sát… trong đó một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm như: Cu li lớn, cu li nhỏ, khỉ vàng, voọc đen má trắng, gà lôi trắng, rùa sa nhân, sơn dương, cầy vòi, cầy hương…

Với địa hình núi đá vôi trải dài, có nhiều hang động tự nhiên, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF), thì trong Khu dự trữ có gần 40 loài dơi các loại, với số lượng trên 35.000 nghìn cá thể đếm được trong 01 hang dơi.

Xung quanh khu rừng đặc dụng này có hàng trăm thôn, bản. Tuy nhiên đời sống người dân còn khó khăn do đất canh tác ít, đặc biệt là rất ít đất rừng sản xuất. Do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với bảo đảm sinh kế cho cộng đồng vùng đệm được xác định là nhiệm vụ quan trọng.

Năm 2024, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với 33 cộng đồng thôn, tổng diện tích được phê duyệt trên 9.000ha. Ngoài ra còn 41 thôn được hỗ trợ 40 triệu đồng/năm để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Từ khi nhận khoán bảo vệ rừng, ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân được nâng cao rõ rệt. Nhờ nguồn kinh phí này các thôn làm được đường bê-tông nội thôn và xây dựng bể chứa nước sạch. 

Cùng với giao khoán bảo vệ rừng, các cấp ngành chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, kiểm soát cưa xăng, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bảo vệ rừng,  thực hiện tốt các chính sách giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư, nhờ vậy mấy năm nay các vụ việc xâm hại đến rừng giảm đáng kế.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được đẩy mạnh triển khai tại Khu dự trữ thiên nhiên này. 

Theo Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, 6 tháng đầu năm 2025 không ghi nhận vụ xâm hại nào đến rừng gỗ quý, tuy nhiên các hoạt động khai thác khoáng sản vẫn lén lút xảy ra. Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ phối hợp với cộng đồng các thôn thường xuyên tuần tra định kỳ, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nắm rõ. Quan trọng hơn là đã có quy ước cam kết rõ ràng, thôn nào để xảy ra vi phạm sẽ không được hưởng lợi từ chính sách lâm nghiệp. 

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường theo chức năng của từng loại rừng là nhiệm vụ quan trọng được đẩy mạnh triển khai. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo vùng nguyên liệu ổn định cung cấp cho nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn sẽ tiếp tục được quan tâm. Việc mở rộng vùng trồng quế tại các địa bàn có thổ nhưỡng khí hậu phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cũng được chú trọng.

Để nâng cao giá trị kinh tế rừng, việc phát triển trồng rừng, chế biến gỗ từ rừng trồng là hướng đi mà Thái Nguyên nên tiếp tục quan tâm sau sáp nhập. Trong đó, các cấp, ngành chức năng cần căn cứ địa hình, khí hậu, thực tế sản xuất của người dân và các địa phương để tiến hành rà soát, phân vùng các loại cây trồng. Đồng thời đánh giá tiềm năng, nhu cầu của các chủ sở hữu rừng để chuyển đổi theo hướng tập trung, đáp ứng nhu cầu chế biến quy mô lớn. Chủ động nghiên cứu, tuyển chọn các loại cây lâm nghiệp có giá trị cao, nhất là các loại cây bản địa, có giá trị trên thị trường vào trồng.../.

 

 

Hà Trang 

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/tang-cuong-bao-ve-rung-tai-khu-du-tru-thien-nhien-kim-hy.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com