Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Lựa chọn thi môn ngoại ngữ thế nào?

29/04/2024 09:28

MTNN Với bài thi ngoại ngữ tại kỳ thi vào lớp 10 THPT, thí sinh được quyền đăng ký thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn.

Học sinh dự tuyển lớp 10 công lập đều phải thi môn ngoại ngữ theo đề đại trà

Sở GD&ĐT Hà Nội quy định, học sinh dự tuyển  lớp 10 công lập ở Hà Nội (cả với khối chuyên và không chuyên) sẽ phải dự thi ba môn gồm Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ để xét tuyển.

Với học sinh đăng ký vào lớp 10 công lập không chuyên, điểm xét tuyển sẽ là điểm thi môn Ngữ văn, Toán (hệ số 2) và ngoại ngữ (hệ số 1). Với học sinh đăng ký vào lớp 10 các trường chuyên sẽ thi thêm các môn chuyên. Môn thi ngoại ngữ đại trà sẽ được xem là ngoại ngữ điều kiện chuyên.

Điểm xét tuyển với lớp 10 vào các trường chuyên của Hà Nội sẽ là tổng điểm bài thi đại trà (hệ số 1) và điểm bài thi môn chuyên (hệ số 2). Nhưng trước đó, học sinh dự tuyển chuyên sẽ phải đảm bảo điều kiện sơ tuyển. Học sinh đăng ký vào những chương trình khác đang triển khai trong các nhà trường cũng phải dự thi các môn đại trà và các điều kiện đầu vào khác tùy theo mỗi chương trình. Như vậy, học sinh dự tuyển vào lớp 10 công lập đều phải thi môn ngoại ngữ theo đề đại trà.

Theo quy định, học sinh có thể đăng ký dự thi môn ngoại ngữ trùng với môn ngoại ngữ đã được học ở trường cấp học trước, hoặc có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ không trùng, nhưng là ngoại ngữ mà học sinh thành thạo, có thế mạnh trong số các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Hàn.

Cụ thể, học sinh học tiếng Anh ở trường THCS nhưng có thể đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội với tiếng Pháp, Nhật, Đức, Hàn. Tuy nhiên, trường hợp học sinh đăng ký vào lớp 10 tiếng Đức - ngoại ngữ 2 hệ 7 năm thì bắt buộc phải đăng ký thi tiếng Đức trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Đăng ký vào lớp chuyên ngữ thế nào?

Quy định chọn môn thi Ngoại ngữ với học sinh đăng ký vào lớp chuyên ngữ của trường THPT chuyên tại Hà Nội được chia thành 2 nhóm.

Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 năm 2023.

Nhóm 1, học sinh đăng ký thi ngoại ngữ trùng với ngoại ngữ sẽ học tại lớp chuyên ngữ bậc THPT. Ví dụ đăng ký vào chuyên Anh, dự thi tiếng Anh, vào chuyên Pháp thì dự thi bằng tiếng Pháp.

Nhóm 2, học sinh đăng ký thi ngoại ngữ khác với ngoại ngữ sẽ học tại lớp chuyên ngữ ở bậc THPT, ví dụ đăng ký vào lớp chuyên Pháp của Trường THPT Nguyễn Huệ nhưng thi bằng tiếng Anh.

Học sinh dự thi vào các lớp chuyên ngữ sẽ phải thi môn ngoại ngữ điều kiện chuyên (đề đại trà), tiếp đến sẽ thi môn Ngoại ngữ để vào các lớp chuyên theo 2 nhóm trên. Việc đăng ký ngoại ngữ chuyên ngữ phải trùng với ngoại ngữ điều kiện chuyên. Ví dụ môn điều kiện là tiếng Pháp thì môn thi chuyên cũng phải là tiếng Pháp.

Trường hợp ngoại lệ với học sinh dự tuyển vào lớp tiếng Đức ngoại ngữ 2 hệ 7 năm. Với những học sinh này, môn ngoại ngữ điều kiện buộc phải là tiếng Đức, trong khi môn thi chuyên có thể đăng ký tiếng Đức hoặc một ngoại ngữ khác.

Hà Nội hiện có các lớp chuyên ngữ gồm chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Pháp, chuyên tiếng Pháp hệ 3 năm, chuyên tiếng Trung, chuyên tiếng Nga… được tổ chức ở 4 trường là THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Sơn Tây.

Lớp chuyên ngữ được chia thành mấy nhóm?

Các chương trình ngoại ngữ được tổ chức học tại trường THPT gồm: chương trình tiếng Anh, chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 1), chương trình song bằng tú tài, chương trình song ngữ tiếng Pháp, chương trình tăng cường tiếng Pháp, chương trình tiếng Pháp hệ 3 năm và chương trình tiếng Đức; trong đó chương trình tiếng Anh được tổ chức học tại tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố; các chương trình còn lại đều là chương trình đào tạo đặc thù.

Chương trình tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) chỉ được tổ chức học tại 3 trường THPT: Chu Văn An, Kim Liên, Việt Đức. Trường hợp học sinh đăng ký học lớp tiếng Nhật nhưng không trúng tuyển theo điểm chuẩn lớp tiếng Nhật, sẽ được xét tuyển vào lớp tiếng Anh ở các nguyện vọng đã đăng ký.

Chương trình song bằng tú tài được tổ chức học tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Để dự tuyển, học sinh phải kết thúc học chương trình đào tạo song bằng theo Quyết định số 2830/QĐ-UBND của UBND thành phố về việc Phê duyệt Đề án "Thí điểm chương trình đào tạo song bằng THCS Việt Nam và Chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội".

Chương trình song ngữ tiếng Pháp được tổ chức học tại Trường THPT Chu Văn An. Nguyện vọng dự tuyển của học sinh vào lớp song ngữ tiếng Pháp là độc lập, không ảnh hưởng gì đến nguyện vọng đăng ký vào các trường THPT chuyên, không chuyên, chương trình song bằng tú tài.

Chương trình tăng cường tiếng Pháp được tổ chức học tại Trường THPT Việt Đức.

Chương trình tiếng Pháp hệ 3 năm được tổ chức học tại Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (hệ chuyên) và THPT Sơn Tây (hệ không chuyên).

Chương trình tiếng Đức (ngoại ngữ 2) hệ 7 năm được tổ chức học tại Trường THPT Việt Đức cho các học sinh đã được học tiếng Đức trong 4 năm ở cấp THCS và tiếng Đức đạt trình độ A2 trở lên theo khung tham chiếu Châu Âu

Riêng với lớp chuyên ngữ bậc THPT thì có 4 lớp chuyên ngữ: chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Pháp, chuyên tiếng Trung, chuyên tiếng Nga.

Các lớp chuyên ngữ được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 (thi bằng đúng ngoại ngữ học tại lớp chuyên ngữ ở bậc THPT); nhóm 2 (thi bằng ngoại ngữ khác với ngoại ngữ học tại lớp chuyên ngữ ở bậc THPT).

Năm học 2024-2025, thí sinh thi vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội sẽ dự thi 3 môn: Toán (120 phút), Ngữ văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút). Trong đó, Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.

Thời gian tổ chức kỳ thi vào lớp 10 công lập diễn ra vào ngày 8 và 9/6. Kỳ thi lớp 10 chuyên diễn ra ngày 10/6; kỳ thi lớp 10 song bằng diễn ra ngày 11 - 12/6.

Đỗ Vi

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/tuyen-sinh-lop-10-ha-noi-lua-chon-thi-mon-ngoai-ngu-the-nao-16924042722170541.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tài nguyên bản địa - tiềm năng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Địa bàn tỉnh Lạng Sơn không chỉ có tài nguyên phong phú, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà còn có nhiều sản vật nổi tiếng, đây chính là tiềm năng thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với tài nguyên bản địa. Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã khởi nghiệp thành công, nâng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản

Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật về khoáng sản khắc phục các tồn tại, hạn chế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp...

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com