TP. Phúc Yên (Vĩnh Phúc) – Bài 1: Doanh nghiệp ngang nhiên “xẻ núi bạt đồi”, lấp hồ Đại Lải xây biệt thự nghỉ dưỡng

11/07/2020 00:37

MTNN – Hồ Đại Lải, danh thắng nổi tiếng đồng thời là công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt cho tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội nay bị hàng chục nghìn khối đất được bạt từ quả đồi gạt thẳng xuống lòng hồ để làm khu biệt thự nghỉ dưỡng hoành tráng.

Moitruong.net.vn

– Hồ Đại Lải, danh thắng nổi tiếng đồng thời là công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt cho tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội nay bị hàng chục nghìn khối đất được bạt từ quả đồi gạt thẳng xuống lòng hồ để làm khu biệt thự nghỉ dưỡng hoành tráng.

Tàn phá môi trường, ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ

Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1.384 ha diện tích đất nông nghiệp, cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch.

Hồ Đại Lải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân giao nhiệm vụ quản lý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 5/2018. Là đập thủy lợi có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực, các hành vi ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi… làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi đều bị nghiêm cấm theo Điều 8, Luật thủy lợi.

Lượng đất, đá khổng lồ được chủ đầu tư đổ xuống lòng hồ Đại Lải để làm khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, thời gian qua, trong quá trình thực hiện các dự án ven hồ, các doanh nghiệp đã có nhiều vi phạm khiến hồ Đại Lải đang bị xâm hại một cách không thương tiếc. Suốt chiều dài gần 1 km, hàng chục nghìn khối đất được bạt từ quả đồi ngay sát cạnh đổ thẳng xuống mép hồ biến thành một công trường xây dựng khổng lồ. Đất đồi đỏ quạch được những chiếc máy xúc, máy ủi san gạt thẳng xuống lòng hồ. Hiện, một diện tích đất rộng lớn đến nhiều ha đã được san gạt phẳng với mức cốt cao hơn mặt hồ chừng 2m. Nhiều con đường nội bộ rộng rãi đã được cấp phối chia ô nối với các khu đất dự kiến sẽ trở thành những khu biệt thự sang trọng trong nay mai.

Làm rõ những vi phạm tại hồ Đại Lải

Trước đó vào tháng 2/2020, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra đột xuất các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Tổng cục Thủy lợi đã làm việc với 4 doanh nghiệp đang có dự án kinh doanh, du lịch trong phạm vi hồ chứa nước Đại Lải. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian qua, các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty TNHH Đạt Tiến đã san nền, đo đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ… trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.

Những doanh nghiệp này đã thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

>>>Xem thêm: Mê Linh (Hà Nội) – Bài 2: UBND xã Văn Khê “bất lực” trước những sai phạm của công ty Anh Sáng?

Việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Cùng với sự vào cuộc của Tổng cục Thủy lợi, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng phát hiện hoạt động bạt đồi, đổ đất lấp hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành thông báo kết luận yêu cầu UBND TP Phúc Yên thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động thi công các hạng mục công trình giáp mặt nước hồ Đại Lải. Tiếp đó, ngày 17/4/2020 UBND tỉnh này tiếp tục có quyết định về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với dự án công trình ven hồ Đại Lải với thời hạn kiểm tra là 1 tháng. Tuy nhiên, tới nay đã gần 3 tháng trôi qua, đoàn kiểm tra vẫn chưa ban hành được kết luận thanh tra.

Hiện trạng san lấp hồ Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc vào ngày 1/7/2020.

Ngày 1/7, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản số 1204 gửi Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) về việc phối hợp xử lý vi phạm hồ chứa nước Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc.

Văn bản đề nghị Cục Cảnh sát môi trường cử cán bộ phối hợp với Tổng cục Thủy lợi kiểm tra, làm rõ những nội dung vi phạm tại hồ Đại Lải.

Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị Cục Cảnh sát môi trường chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc và các cơ quan chức năng liên quan thực hiện xử lý vi phạm tại hồ chứa nước Đại Lải theo quy định của pháp luật.

Chiều 1/7, đoàn công tác liên ngành của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) do ông Nguyễn Đắc Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế – Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi) làm trưởng đoàn đã tới Vĩnh Phúc làm việc với các cơ quan chức năng liên quan về vụ việc.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Long cho biết, nội dung làm việc của đoàn công tác liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện kết luận số 253 ngày 20/3/2020 của Tổng cục Thủy lợi về những vi phạm trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.

Đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) yêu cầu đại diện các cơ quan liên quan như Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Phúc Yên cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình vi phạm, xử lý vi phạm tại hồ chứa nước Đại Lải.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, sau kết luận số 253 của Tổng cục Thủy lợi, UBND TP Vĩnh Yên đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu dừng hoàn toàn việc đổ đất san lấp lòng hồ Đại Lải từ cốt 23 trở xuống; một số nội dung trong kết luận như xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm; UBND tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Bộ NN&PTNT trước ngày 30/3/2020. Tuy nhiên, tới nay những chỉ đạo này vẫn chưa được thực hiện.

Theo ông Long, do các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc, TP Phúc Yên chậm trễ trong việc xử lý vi phạm khiến doanh nghiệp vi phạm “nhờn luật”. Nếu các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc thấy khó xử lý thì báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm.

Hồng Anh

 

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com