Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) – Bài 2: Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát bị đình chỉ hoạt động, UBND Tp. Biên Hòa đã làm hết trách nhiệm?

11/07/2020 00:37

MTNN

Moitruong.net.vn

– Sau khi tòa soạn Moitruong.net.vn đăng tải thông tin Trạm bê tông Đại Lộc Phát hoạt động gây ô nhiễm môi trường, Tp. Biên Hòa đã vào cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, việc kiểm tra Công ty này cũng chỉ là thủ tục cho có vì hàng loạt sai phạm của trạm bê tông không được chỉ ra, và cũng không có bất cứ hình thức xử phạt hành chính nào. Liệu có việc “đi đêm” giữa đoàn kiểm tra với Trạm bê tông Đại Lộc Phát?

 

Xem VIDEO: Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát “tra tấn” khu dân cư

Lãnh đạo UBND Tp. Biên Hòa vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin

Trước đó, ngày 26/5/2020, Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn đăng tải bài viết Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) – Bài 1: Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát “tra tấn” khu dân cư, bài báo phản ánh về việc trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát hoạt động liên tục gây tiếng ồn lớn khiến cho người già, trẻ nhỏ tại khu phố Tân Cang, Tân Lập, phường Phước Tân, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

Nhằm làm rõ trách nhiệm lãnh đạo UBND thành phố Biên Hòa trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, đất đai, tài nguyên nước, giấy phép xây dựng… đối với Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát thuộc công ty cổ phần xây dựng thương mại dịch vụ Đại Lộc Phát (công ty bê tông Đại Lộc Phát). Ngày 29/5/2020 phóng viên Môi trường và Cuộc sống – moitruong.net.vn đã liên hệ với ông Nguyễn Duy Tân – Chánh văn phòng UBND thành phố Biên Hòa gửi giấy giới thiệu và các câu hỏi liên quan về công tác quản lý nhà nước của Thành phố đối với công ty bê tông Đại Lộc Phát cùng các hồ sơ tài liệu về môi trường, đất đai, xây dựng. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ, ông Tân luôn nói rằng lãnh đạo Thành phố bận không tiếp và làm việc với báo chí được.

Trạm trộn bê tông Đại lộc Phát bị người dân tố cáo hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống cũng như sức khoẻ của người dân

Trước việc lãnh đạo Tp. Biên Hòa “né tránh” báo chí và có biểu hiện bao che cho doanh nghiệp, thì theo ý kiến của người dân khu phố Tân Cang, Tân Lập, phường Phước Tân, sau khi tòa soạn Môi trường và Cuộc sống thông tin, đoàn kiểm tra của Thành phố có xuống kiểm tra nhưng rồi vài hôm sau, trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát vẫn hoạt động bình thường, gây ồn ào, bụi bẩn, nước thải, bã bê tông đổ tràn lan ra môi trường, khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

>> Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) – Bài 1: Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát “tra tấn” khu dân cư

Nhiều lần liên hệ bất thành, ngày 2/7/2020, PV tiếp tục liên hệ với ông Phạm Anh Dũng – Chủ tịch Tp. Biên Hòa để sáng ngày 3/7 về làm việc, nhằm tránh bị báo chí “phơi bày” về năng lực quản lý yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với công ty bê tông Đại Lộc Phát, đột nhiên chiều ngày 2/7, tòa soạn moitruong.net.vn nhận được văn bản số: 8487/UBND-KT ngày 01/7/2020 do chính ông Nguyễn Duy Tân – Chánh văn phòng kí gửi tòa soạn về việc phản hồi thông tin đối với việc kiểm tra, xử lý theo nội dung phản ánh của Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống về trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát “tra tấn” khu dân cư tại Phước Tân.

Tuy nhiên, ngoài văn bản 8487/UBND-KT ngày 01/7/2020, UBND thành phố Biên Hòa không trả lời 05 câu hỏi mà PV đã gửi trước đó và cung cung cấp 09 hồ sơ, tài liệu việc về thực hiện luật bảo vệ môi trường, biên bản kiểm tra đối với công ty trước và sau khi báo chí phản ánh, quy hoạch, giấy phép xây dựng trạm trộn, giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước và hợp đồng thuê kho bãi và cơ sở hạ tầng với bà Đỗ Thị Hoàng Liên … cho tòa soạn Moitruong.net.vn.

Chiểu theo Luật báo chí, Nghị định 09/2017/ NĐ-CP của Chính phủ và quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo UBND Tp. Biên Hòa đang có dấu hiệu thực hiện không đúng và thực hiện không đầy đủ các quy định trong Nghị định 09 và Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của tỉnh Đồng Nai. Đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cần khẩn trương xem xét mức độ vi phạm của lãnh đạo UBND Tp. Biên Hòa để đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo UBND Tp. Biên Hòa theo quy định của pháp luật.

Liệu có sự “đi đêm” giữa TP Biên Hòa và Trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát? 

Theo như trong văn bản số 8487/UBND-KT mà UBND Tp. Biên Hòa gửi tòa soạn Môi trường và Cuộc sống cho thấy: Hiện trạng trạm trộn bê tông của công ty có lắp đặt thiết bị 01 máy trộn 80 tấn khoảng 500m2, văn phòng khoảng 200m2 được xây dựng bằng gạch, mái tôn, còn lại là sân bãi nền bê tông xi măng. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận trạm trộn bê tông của công ty không hoạt động, từ vị trí trạm trộn đến nhà dân gần nhất khoảng 600m, nằm cách xa khu dân cư.

Văn bản số 8487/UBND-KT của UBND thành phố Biên Hòa về việc phản hồi thông tin đối với việc kiểm tra, xử lý theo nội dung phản ánh của Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống về trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát “tra tấn” khu dân cư tại Phước Tân có quá nhiều “uẩn khúc” 

Tại buổi kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng ghi nhận công ty bê tông Đại Lộc Phát chưa lập thủ tục môi trường cho hoạt động Trạm trộn bê tông tại ấp Tân Cang, phường Phước Tân. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra Trạm trộn bê tông của Công ty không hoạt động nên các ngành tham dự (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, UBND phường Phước Tân,…) thống nhất yêu cầu Công ty CP XD TM DV Đại Lộc Phát ngừng hoạt động trộn bê tông tại địa chỉ trên, lập đầy đủ các thủ tục pháp lý có liên quan. Đồng thời, đề nghị UBND phường Phước Tân theo dõi việc chấp hành ngừng hoạt động trộn bê tông của Công ty, trường hợp phát hiện công ty không chấp hành thì kiểm tra, lập hồ sơ xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và ghi nhận của Phóng viên những ngày cuối tháng 6 vừa qua, trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát vẫn hoạt động, tiếp tục gây bụi bẩn ô nhiễm môi trường, không hiểu vai trò trách nhiệm công vụ của chính quyền địa phương ở đâu trong vấn đề theo dõi, giám sát việc chấp hành vi phạm của công ty bê tông Đại Lộc Phát? có thế lực nào đang “chống lưng” cho công ty hoạt động bất chấp pháp luật? Kính đề nghị lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cần khẩn trương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đơn vị vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nước thải của Trạm trộn bê tông của Công ty CP xây dựng thương mại dịch vụ Đại Lộc Phát không được xử lý đúng quy định trước khi xả thải ra môi trường

Cũng tại văn bản, UBND Tp. Biên Hòa không cho biết công ty bê tông Đại Lộc Phát trước khi xây dựng lắp đặt trạm trộn đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chưa? công ty khai thác nước nước ngầm, xả nước thải ra môi trường đã được cấp phép? trạm trộn bê tông có nằm trong quy hoạch của địa phương? nguồn gốc đất của bà Đỗ Thị Hoàng Liên sử dụng vào mục đích gì? đã chuyển đổi công năng chưa? có được phép sản xuất bê tông thương phẩm trên diện tích 5.187 m2 hay không?. Những câu hỏi trên không được lãnh đạo UBND thành phố Biên Hòa trả lời cơ quan báo chí cụ thể theo quy định để thông tin tới người dân.

Từ nền khu sản xuất đến con đường dẫn vào trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát không được đổ bê tông nên mỗi khi hoạt động sản xuất và xe chở bê tông đi lại là gây bụi mịt mù, gây ô nhiễm môi trường 

Với những “uẩn khúc” trên, dư luận có quyền đặt dấu hỏi, có hay không câu chuyện “đi đêm” giữa sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và chính quyền Thành phố Biên Hòa với doanh nghiệp nên cố tình “bỏ qua” những sai phạm để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường?. Việc kiểm tra phát hiện doanh nghiệp vi phạm mà không xử phạt có đúng quy định của pháp luật?. Để trạm trộn bê tông Đại Lộc Phát hoạt động mắc nhiều sai phạm, công tác chỉ đạo và năng lực điều hành, quản lý nhà nước của cấp Ủy và Chính quyền Tp. Biên Hòa và phường Phước Tân đã làm hết trách nhiệm hay chưa và có thực sự vì dân?

Trách nhiệm người đứng đầu của các sở ngành chức năng tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo Tp. Biên Hòa đến đâu trong vấn đề này?

Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài tiếp theo.

Minh Anh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com