Tăng hiệu quả phân loại và xử lý rác thải

21/04/2025 10:22

MTNN Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (ở từng hộ gia đình), sau đó được thu gom, tập kết, vận chuyển đi xử lý. Đến nay đã qua thời gian quy định, nhưng công tác phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được thực hiện.

Công nhân Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom rác thải trên phố

Thực hiện Kế hoạch số 476/KH-UBND ngày 19/12/2024 của UBND Quận Đống Đa về việc triển khai phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận và Kế hoạch số 94/KH-CNĐĐ ngày 31/12/2024 của Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-Chi nhánh Đống Đa về việc triển khai phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Đống Đa năm 2025, từ ngày 17/12/2024-30/12/2024, Chi nhánh Đống Đa đã phối hợp với UBND 21 phường tổ chức công tác họp hội nghị hướng dẫn người dân công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa; tổ chức in ấn tờ rơi, poster hướng dẫn và phát cho từng hộ dân; triển khai thực hiện tới 100% các hộ dân, hộ kinh doanh trên địa bàn ký cam kết thực hiện bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT), không bỏ rác ban ngày, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Bằng các hình thức thiết thực này, các hộ dân, cơ quan, tổ chức, hộ kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa đều đã được tuyên truyền và biết đến cách thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đến nay, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt dần dần có những bước chuyển biến tích cực, chất lượng vệ sinh môi trường đã được cải thiện rõ rệt, các điểm đen VSMT dần được xóa bỏ, ý thức người dân dần được thay đổi.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Chi nhánh Đống Đa thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, tuy đạt kết quả bước đầu, nhưng đến nay, việc phân loại rác tại nguồn ở quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung còn gặp khó khăn, bất cập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người dân chưa hình thành thói quen phân loại rác. Mặt khác, hạ tầng, phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực thu gom xử lý chất thải sau phân loại chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phù hợp với đổi mới công nghệ; thiếu các trạm trung chuyển tái chế, phân loại và xử lý rác. Nhiều người vẫn cho rằng, việc phân loại rác là do cơ quan quản lý và đơn vị VSMT chịu trách nhiệm thực hiện; cho nên, phần đông còn thói quen tập hợp mọi loại rác thải vào chung một chỗ. Doanh nghiệp VSMT lại có tâm lý bị động, trông chờ vào chính quyền địa phương, cơ quan chức năng quản lý công tác này. Tại khu vực tập kết thùng rác của một số khu dân cư, các túi rác đủ màu, đủ loại rác thải hữu cơ, vô cơ như: hộp nhựa, chai nhựa, đồ ăn vứt đi, thậm chí pin cũ hỏng… vẫn trộn lẫn với nhau.

Tại chung cư thuộc phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), việc phân loại rác gần như chưa được thực hiện. Các gia đình đổ rác chung vào một đường ống rác. Chị Bùi Hà, một cư dân lâu năm ở đây, chia sẻ: “Tôi có nghe qua về việc không phân loại rác từ đầu năm nay sẽ bị phạt tiền, nhưng mọi nhà chung quanh vẫn đổ rác như cũ. Vì vậy, mỗi ngày tôi vẫn đổ tất cả rác vào đường ống như bình thường”.

Tương tự, anh Hoàng Tuấn, một cư dân sinh sống tại quận Đống Đa chia sẻ: “Tôi chỉ biết phân loại rác thành ba loại cơ bản: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác nguy hại. Tôi vẫn còn nhiều thắc mắc về cách phân loại rác thải thực phẩm hay các vật liệu khác”.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Chỉ riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000-9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa đạt 100%. Dự báo, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10-16%/năm. Chưa kể, rác thải sau khi phân loại có được thu gom, xử lý đúng quy định hay không cũng như hiệu quả của công tác này đến đâu, đến giờ vẫn chưa được đánh giá đầy đủ…

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 366/KH-UBND về nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn bốn quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Kế hoạch đặt ra là nâng cấp, thay thế toàn diện đối với thùng rác, điểm thu gom, trạm trung chuyển, xe thu gom vận chuyển rác; bảo đảm 100% rác thải bỏ vào thùng, không có rác thải ngoài thùng, rác thải được vận chuyển kịp thời, không tràn thùng. Các điểm thu gom rác, vị trí đặt thùng rác phải được vệ sinh hằng ngày bằng xe chuyên dụng để không phát tán mùi. Đáng chú ý, hệ thống camera quản lý nhận diện hiện đại cũng sẽ được lắp đặt để xử phạt các hành vi vi phạm.

Theo nhandan.vn

Nguồn tainguyenvamoitruong.vn
Link bài gốc

https://tainguyenvamoitruong.vn/tang-hieu-qua-phan-loai-va-xu-ly-rac-thai-cid128370.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com