Nhiều vi phạm trong cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh

18/07/2024 10:26

MTNN Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kết luận thanh tra số 10/KL-TTr về thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá, việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Tây Ninh.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nhiều sai phạm trong việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh.

Nội dung thanh tra được tiến hành ở các hạng mục như: Việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (từ ngày 1/7/2011 đến thời điểm thanh tra); việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá đối với 4 giấy phép khai thác khoáng sản (Giấy phép số 2288/GP-UBND ngày 3/10/2017, Giấy phép số 687/GP-UBND ngày 14/3/2018, Giấy phép số 903/GPUBND ngày 21/4/2017, Giấy phép số 798/GP-UBND ngày 16/4/2015).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thanh tra việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với 4 giấy phép khai thác khoáng sản (Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 25/7/2007, Giấy phép số 687/GP-UBND ngày 14/3/2018, Giấy phép số 903/GPUBND ngày 21/4/2017, Giấy phép số 798/GP-UBND ngày 16/4/2015).

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Tây Ninh. (Ảnh minh họa: thegioibetong)

Thanh tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ đối với mỏ đất san lấp tại ấp Cầu, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (Giấy phép số 1214/GP-UBND ngày 7/5/2018).

Kết quả thanh tra xác định, với nội dung khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, việc UBND tỉnh Tây Ninh khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà không nêu tiêu chí khoanh định là không đúng theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Liên quan đến nội dung cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, việc thực hiện kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa chậm thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 60 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (Giấy phép số 687/GP-UBND, Giấy phép số 798/GP-UBND).

UBND tỉnh Tây Ninh cấp giấy phép khai thác khoáng sản chậm thời hạn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, điểm b khoản 3 Điều 65 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP (Giấy phép số 2288/GP-UBND, Giấy phép số 903/GP-UBND, Giấy phép số 798/GP-UBND).

UBND tỉnh Tây Ninh cũng không bổ sung mức sâu khai thác thấp nhất đối với Giấy phép số 2288/GP-UBND theo quy định.

Giấy phép số 687/GP-UBND không chỉ rõ cấp cho dự án công trình theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP là không đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác định UBND tỉnh Tây Ninh có một số sai phạm liên quan việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc thực hiện các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ.

Từ các sai phạm trên, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản; đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường vì đã để xảy ra các tồn tại được nêu tại Kết luận.

UBND tỉnh Tây Ninh cũng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện sai phạm đến mức phải xử lý hình sự thì chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Quốc Hải – Báo GD&TĐ

Theo Giáo dục & Thời đại

Nguồn phapluatmoitruong.vn
Link bài gốc

https://phapluatmoitruong.vn/nhieu-vi-pham-trong-cap-quyen-khai-thac-khoang-san-cua-ubnd-tinh-tay-ninh/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Hóa: Đưa hoạt động khai thác và sử dụng cát, sỏi lòng sông vào nề nếp

Trên thực tế nếu việc khai thác và sử dụng cát, sỏi lòng sông không bài bản, thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng… có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và cộng đồng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Đưa hoạt động này vào nề nếp là rất cần thiết.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com