Nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa

01/04/2025 09:27

MTNN Nam bệnh nhân 72 tuổi ở Hòa Bình được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.

Người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Ảnh: BVCC.

Theo các bác sĩ, đây là một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.

Người bệnh là ông B.V.C, trú tại Hòa Bình. Khi nhập viện, ông đã trong tình trạng nặng, ý thức lơ mơ, sốt cao liên tục, thở oxy, và thể trạng suy kiệt. Chẩn đoán ban đầu được đưa ra là viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết.

Người bệnh được lấy dịch não tủy xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn E. coli – một loại vi khuẩn Gram âm thường xuất hiện ở đường tiêu hóa, tiết niệu.

Kết quả soi dịch dạ dày và đờm phát hiện ra ấu trùng giun lươn (giun lươn là một loại ký sinh trùng cư trú ở phần đầu ruột non) – phù hợp với chẩn đoán nhiễm giun lươn lan tỏa kèm theo nhiễm khuẩn huyết.

Khoảng một tháng trước khi nhập viện, người bệnh bắt đầu có biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, sốt kéo dài nhưng chỉ đến bệnh viện khám rồi xin thuốc về uống.

Sau 10 ngày tự điều trị tại nhà không hiệu quả, các triệu chứng trở nên nặng hơn: sốt cao liên tục, rét run, ho, khó thở nhiều. Người bệnh nhập bệnh viện tuyến tỉnh với chẩn đoán viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và được điều trị trong 6 ngày nhưng không cải thiện nên được chuyển lên tuyến trên.

Theo bác sĩ Trần Văn Bắc – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh có nhiều bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, suy tim, suy tuyến thượng thận, thoái hóa khớp, đau khớp nhiều năm và có tiền sử sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài.

Những yếu tố này khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh làm nghề nông, thường xuyên tiếp xúc với đất mà không mang đồ bảo hộ, làm tăng nguy cơ nhiễm giun lươn.

Giun lươn là loại ký sinh trùng sống trong đất ẩm, ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da – đặc biệt ở bàn chân.

Sau khi vào cơ thể, ấu trùng di chuyển theo đường máu tới phổi, phá vỡ các mao mạch phổi, đi vào đường hô hấp, theo đờm đi lên họng, nuốt xuống ruột, nơi chúng trưởng thành, đẻ trứng, nở thành ấu trùng theo phân ra môi trường.

Hiện tại, người bệnh được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Dẫu vậy, tiên lượng của người bệnh vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ Bắc cho biết, phần lớn người mắc bệnh giun lươn cấp tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Biểu hiện ban đầu có thể là phát ban ngứa, ở vị trí ấu trùng xâm nhập vào da.

Ấu trùng và giun trưởng thành trong đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy và chán ăn. Người mắc bệnh giun lươn mãn tính thường không có triệu chứng, hoặc thỉnh thoảng gặp đau bụng, tiêu chảy và táo bón.

Tuy nhiên, ở người có hệ miễn dịch suy giảm như mắc ung thư, người ghép tạng, hoặc dùng corticoid kéo dài, giun lươn có thể bùng phát mạnh, gây tổn thương đa cơ quan và đe dọa tính mạng.

Nguồn giaoducthoidai.vn
Link bài gốc

https://giaoducthoidai.vn/nguy-kich-do-nhiem-giun-luon-lan-toa-post725277.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Tài nguyên địa chất, khoáng sản vừa là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia. Việc quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất và khoáng sản góp phần quan trọng trong bảo đảm hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Sau giai đoạn thực thi pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản năm 1989, Việt Nam đã trải qua 4 thế hệ Luật Khoáng sản, bắt đầu từ Luật Khoáng sản năm 1996, tiếp đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005 và năm 2010 và mới đây ngày 29/11, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 (Luật ĐC&KS) được Quốc hội thông qua. Với 12 Chương, 111 Điều và nhiều điểm mới cốt lõi, Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong quản lý, khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản, góp phần khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com