Ngăn chặn lừa đảo đưa người đi làm việc ở Australia

08/11/2024 09:26

MTNN Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã có thông báo số 2995/SLĐTBXH-LĐVL về việc “khuyến cáo về tình trạng lợi dụng Chương trình làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” cho các sở, ngành, các địa phương, đơn vị, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Tĩnh và người dân biết.

Trước đó, vào ngày 1/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia  và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành Nông nghiệp tại Australia theo Chương trình PALM (the Pacific Australia Labour Mobility).

Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chưa công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp lựa chọn tham gia Chương trình PALM và chưa có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện. Nhưng thời gian qua đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng Chương trình PALM để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động bằng hình thức tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, giả mạo trang web của các bộ, ngành trung ương.

Thực hiện thông báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh phổ biến rộng rãi đến người dân, người có nhu cầu việc làm ở nước ngoài biết và phòng tránh hiện tường lừa đảo việc làm. Người dân phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có những dấu hiệu môi giới dịch vụ việc làm trên lĩnh vực Nông nghiệp, đi làm việc tại Australia để các cấp chính quyền có phương án xử lý.

Lãnh đạo huyện Thạch Hà cho biết: Chính quyền địa phương đã có văn bản và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng lợi dụng Chương trình làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Yêu cầu các các xã, phường, thị trấn tuyên truyền cho người dân, người lao động không tham gia ứng tuyển lao động đi làm việc ở Australia trên lĩnh vực Nông nghiệp.

Hiện tại, các địa phương, đơn vị, các ngành ở tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền tới người lao động tại các vùng quê, người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Đồng thời, các đơn vị, địa phương chờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình PALM, đơn vị được phía Australia lựa chọn thực hiện Chương trình.

Từ đầu năm lại nay, Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho 23.500 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 78%, tăng 3% so với năm 2023. Tỉnh có hơn 7.000 lượt người đi lao động nước ngoài, chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar...

Theo Tường Vũ (TTXVN)
Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/ngan-chan-lua-dao-dua-nguoi-di-lam-viec-o-australia-169241108064920038.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đắk Lắk: Huyện Ea Kar xử phạt các cá nhân khai thác cát trái phép sau phản ánh của tạp chí Sức khỏe & Môi trường

UBND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) vừa ban hành các quyết định xử phạt hành chính đối với hai cá nhân liên quan đến tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ea Sô với tổng số tiền 25,7 triệu đồng, sau khi đi xác minh thông tin phản ánh từ tạp chí Sức khỏe và Môi trường đăng tải về tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com