Lượng khí carbon đang tích tụ ở mức kỷ lục trong bầu khí quyển

31/10/2024 14:24

MTNN Số liệu báo động về nồng độ khí nhà kính trong năm 2023 đang khiến hành tinh của chúng ta phải đối mặt với một mục tiêu mới về khí hậu.

Theo số liệu từ báo cáo mới nhất vào ngày 28/10 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization  - WMO), nồng độ carbon dioxit đã tăng 11% chỉ trong 20 năm trở lại đây. Trong đó, năm 2023 được đánh dấu là năm có lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển cao ở mức kỷ lục.

Khí carbon thải ra từ các nhà máy sản xuất điện. Ảnh: Terrapass.

Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO cho biết, carbon hiện đang tích tụ trong khí quyển với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử loài người. Lý giải về điều này, tổ chức cho biết thêm, có thể những vụ cháy rừng lớn đã thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Đồng thời tình trạng hạn hán do hiện tượng El Nino gây ra trong năm 2023 và 2024 đã làm giảm khả năng hấp thụ carbon vốn có của rừng. Bên cạnh đó, Liên Hợp quốc (United Nation - UN), một nguyên nhân cơ bản gây ra sự tăng vọt đáng kể của khí carbon trong chính là do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch trong thời kỳ từ năm 2010 - 2020.

Từ năm 2006, Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO bắt đầu thống kê lại lượng khí nhà kính. Theo đó, lượng khí carbon trong khí quyển năm 2004 đạt mức 377,1 ppm. Đến năm 2023, con số này đã tăng lên mức 420 ppm. Tỷ lệ tăng vọt này đã khiến nồng độ carbon cao lên 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ngoài carbon, nồng độ metan trong bầu khí quyển cũng đạt mức kỷ lục. Hiện nay, lượng khí metan đã đạt mức 1.934 ppb, tương đương cao hơn 265% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, lượng khí nitơ cũng tăng lên 336,9 ppb, tương đương 125% so với thời kỳ những năm 1750.

Được biết, metan là một trong những khí nhà kính gây hại nhất cho bầu khí quyển và đóng góp phần lớn vào hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Theo NASA, khí carbon có thể tồn tại trong bầu khí quyển từ 300 tới 1.000 năm. Vì thế, ngay cả khi thế giới đạt được mục tiêu Net Zero - Cắt giảm lượng khí thải xuống mức ròng bằng 0 thì khí lượng khí carbon cũ từ nhiều thế kỷ nay vẫn tồn tại trong bầu khí quyển.

Khủng hoảng khí hậu không còn là mối đe dọa viển vông và xa vời đối với nhân loại. Nó đã xảy ra và để lại những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, sức khỏe của con người sự sống còn của nhân loại… Nhìn chung thế giới vẫn chưa đạt được mục tiêu về chống biến đổi khí hậu nhưng chúng ta vẫn còn thời gian để ngăn chặn tình trạng nóng lên của Trái đất.

Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO - Ông Celeste Saulo khẳng định, thế giới đang đi chệch hướng trong hành trình đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Trước đó, cả thế giới đã cùng đồng lòng với mục tiêu giữ cho Trái đất không nóng lên quá 2 độ C và hướng tới mức tăng chỉ 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Những số liệu trong báo cáo đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhân loại.

Khí metan từ những hố chôn rác khổng lồ cũng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn trên thế giới. Ảnh: HWH Environmental.

Theo: ABC News

Cát Ân

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/luong-khi-carbon-dang-tich-tu-o-muc-ky-luc-trong-bau-khi-quyen-94527.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ trưởng TN&MT nêu giải pháp chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Đối với đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ TN&MT đề nghị các địa phương khi tổ chức đấu giá cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm giá để tính giá khởi điểm...

Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com