Hành trình cứu hộ loài rùa núi nằm trong Sách đỏ Việt Nam

03/07/2024 09:45

MTNN Được mệnh danh là loài rùa cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng, rùa núi lớn nhất chỉ dài khoảng 35cm. Con rùa tôi đang giữ có tuổi thọ ít nhất là 30 năm.

Khi đến nơi, chính tôi cũng không xác định được con rùa thuộc loại nào vì trông nó quá già, móng chân nhọn hoắt và đặc biệt là có tới… 3 đuôi. Rùa bị thợ rừng bắt tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên, sau đó mang về cho người thân nuôi làm cảnh. Vì biết tôi có thói quen giải cứu động vật cũng như có quan hệ với một số tổ chức bảo vệ động vật nên người bạn kia đã tin tưởng giao cho tôi.
 
Tôi nhanh chóng chụp ảnh rùa và liên lạc nhờ anh Tim McCormack, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) có trụ sở tại Hà Nội, kiểm tra. Anh Tim cho biết đây là rùa núi viền (tên khoa học là Impressed tortoise hay Manouria impressa) được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Rùa thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IIB) cần được ưu tiên bảo vệ và bảo tồn.
Rùa núi viền được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. 

Được mệnh danh là loài rùa cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng, rùa núi viền trong tự nhiên lớn nhất chỉ dài khoảng 35cm. Trong khi đó, con rùa tôi đang giữ dài 30cm và nặng tới 3,2kg. Theo ước tính của các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á, con rùa tôi đang giữ có tuổi thọ ít nhất là 30 năm. Ngoài ra, rùa núi viền còn được gọi là rùa 3 đuôi do 2 chân sau có 2 cái cựa lồi ra rất giống đuôi.

 
Tôi mang rùa về nhà mà trong lòng canh cánh lo âu vì theo anh Tim McCormack thì đây là loài rùa rất khó nuôi giữ, do thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật, đặc biệt là các loại nấm rừng.
Tác giả làm thủ tục bàn giao cá thể rùa núi viền.

Thật vậy, tôi giữ rùa thêm 5 ngày cộng với khoảng 1 tuần bị bắt trước đó nhưng nó không hề ăn gì. Đây là một tình trạng thường gặp khi mang rùa từ rừng về nhà. Sau 5 ngày quan sát, tôi và một bạn điều phối viên của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á đã liên hệ với Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) để bàn giao vì đây là môi trường phù hợp nhất.

 
Để rùa trong một thùng xốp với một tấm vải ẩm bên dưới, tôi bắt đầu hành trình hơn 200km từ Phú Yên lên Gia Lai bằng xe đò. Giao thông từ các tỉnh về TP.HCM tương đối thuận tiện nhưng giữa các tỉnh trong khu vực với nhau thường rất khó khăn vì xe đò hầu hết đều là loại cũ kỹ hoặc nhỏ. Hơn nữa, chất lượng đường xá liên tỉnh thường không tốt lắm.
 
Sau khoảng 5 tiếng ròng rã, tôi cũng đến được Pleiku. Đón tôi là một người bạn lâu năm và tôi được sắp xếp ở tại một homestay gần Biển Hồ. Những người bạn tại Gia Lai cũng rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên họ thấy một con rùa đẹp đến vậy.
 
Sáng hôm sau, chúng tôi lên ô tô thẳng tiến đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. May mắn là người dẫn đường của chúng tôi - anh Công - là một người thông thạo địa bàn vườn quốc gia. Anh Công cũng từng tham gia giải cứu nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm trong khu vực, thế nên câu chuyện về giải cứu động vật và bảo tồn dọc đường đi của chúng tôi trở nên xôm tụ hơn.
 
Đường vào Vườn quốc gia Kon Ka Kinh dài hơn 50km, qua các huyện Đắk Đoa và Mang Yang. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã tới Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Bàn giao cá thể rùa núi viền cho đại diện Trạm bảo vệ rừng số 8, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Theo anh Công, đường vào Kon Ka Kinh nay đã thuận tiện hơn ngày xưa rất nhiều. Thật vậy, ô tô của chúng tôi đi trên đường bê tông vào tận văn phòng Vườn quốc gia tại xã Ayun, huyện Mang Yang.
 
Trước đây, cứ mỗi mùa mưa đến, việc đi lại rất khó khăn bởi đường sá thường hư hại do lượng mưa khủng khiếp của xứ cao nguyên này. Ở bìa Vườn quốc gia là vùng sinh sống của đồng bào Ba Na, nơi người dân vẫn còn canh tác lúa nước, tận dụng các mảnh đất trũng ven suối. Sự kết hợp cảnh quan giữa ruộng lúa nước ven suối và rừng tự nhiên khiến tôi tự hỏi tại sao chính quyền địa phương không tập trung phát triển du lịch sinh thái ở khu vực này, nơi du khách có thể trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa và tận hưởng khí hậu trong lành.
 
Vì hôm đó là Chủ nhật (15.6) nên tiếp chúng tôi là anh Lê Văn Vương thuộc Trạm bảo vệ rừng số 8. Tại đây, tôi đã bàn giao cá thể rùa lại cho anh sau khi viết đơn tự nguyện giao nộp động vật rừng cũng như ký một số giấy tờ khác.
 
Theo quy trình thì Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật sẽ giữ rùa lại vài ngày để theo dõi sức khỏe. Đây là một việc quan trọng nhằm giúp động vật hoang dã quen với môi trường mới. Sau đó, một đoàn liên ngành bao gồm đại diện Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật, kiểm lâm, đại diện xã sẽ cùng thả cá thể rùa vào sinh cảnh phù hợp thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
 
Anh Vương tâm sự rằng anh cũng đã từng phối hợp tiếp nhận nhiều loài động vật hoang dã được giải cứu từ các quán nhậu trong tỉnh. Anh kể cho chúng tôi nghe về những chuyến băng rừng, những lần căng thẳng đối phó với lâm tặc hay cả những hành xử chưa phù hợp của chính lực lượng bảo vệ rừng.
 
Ở vườn quốc gia không có sóng điện thoại nhưng có mạng internet tại khu vực hành chính. Đây cũng là cách liên lạc duy nhất của những người bảo vệ rừng như anh Vương với gia đình và thế giới bên ngoài. Nghe những câu chuyện của anh, tôi hiểu rằng phải yêu rừng, yêu thiên nhiên lắm thì những người như anh mới có đủ động lực để tiếp tục làm công tác bảo vệ rừng đầy vất vả này.
 
Trong những ngày sau đó, các điều phối viên của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á sẽ thường xuyên giữ liên lạc với Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh để hỗ trợ trung tâm trong việc chăm sóc và theo dõi cá thể rùa này, cũng như công tác bảo tồn rùa nói chung.
Theo Bửu Nguyễn/Một Thế Giới
 
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hanh-trinh-cuu-ho-loai-rua-nui-nam-trong-sach-do-viet-nam-2007298.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Kinh tế biển trở thành động lực phát triển đất nước, đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới, bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đang được cả nước quan tâm.

Việt Nam và thế kỷ của đại dương

Cuối phiên làm việc chiều nay 28-6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com