Hà Nam: Phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép trong các khu công nghiệp

30/05/2024 08:30

MTNN Trong quá trình thực hiện Chuyên đề: “Bảo đảm môi trường sống khu dân cư: Góc nhìn từ công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng gắn liền với bảo vệ môi trường, sức khỏe đời sống người dân” nghiên cứu trên địa bàn thị xã Duy Tiên và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, phóng viên Tạp chí Sức khỏe & Môi trường điện tử đã ghi nhận thực tế tại Khu Công nghiệp (KCN) huyện Thanh Liêm và Khu Công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn 3, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép trong các khu công nghiệp.

Bảo vệ môi trường sống không chỉ là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái mà còn phải tích cực ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường như khai thác, sử dụng bất hợp lý tài nguyên, triển khai công tác xây dựng với quy mô lớn nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường, chưa được cấp phép xây dựng, cấp phép PCCC. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như có cái nhìn đa chiều trước thực trạng môi trường sống đang bị đe dọa bởi lợi ích trước mắt của một số doanh nghiệp, Tòa soạn Sức khỏe & Môi trường triển khai Chuyên đề “Bảo đảm môi trường sống bền vững khu dân cư: Góc nhìn từ công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng gắn liền với bảo vệ môi trường, sức khỏe đời sống người dân”. Trong quá trình triển khai Chuyên đề, Tòa soạn nhận được phản ánh của người dân về tình trạng xây dựng không phép trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm và thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra trên diện rộng nhưng không bị xử lý dứt điểm. Đáng nói trong khi công trình cũ còn chưa khắc phục lại tiếp tục phát sinh công trình mới với quy mô lớn, thi công rầm rộ.

Tìm hiểu thông tin phóng viên được biết, việc kiểm tra của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Phòng Quản lý đô thị thị xã Duy Tiên và Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam mới chỉ được tiến hành sau khi Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra, phát hiện vi phạm và đã ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về hành vi: Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC, quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 38, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, mức phạt đối với mỗi doanh nghiệp là 40 triệu đồng, đồng thời có văn bản thông báo đến Ban Quản lý các KCN tỉnh để kiểm tra, xử lý về lĩnh vực xây dựng theo thẩm quyền. Thực tế qua việc kiểm tra, đã phát hiện và lập biên bản nhiều công ty đang thi công nhà xưởng trong các KCN mà không có giấy phép xây dựng. Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư SMC Việt Nam thi công phần móng nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông trên diện tích đất hơn 22.000 m2 (đất thuê của KCN hỗ trợ Đồng Văn III) nhưng chưa có giấy phép xây dựng, chưa có đánh giá tác động môi trường, PCCC.

Đây là dự án sản xuất, gia công các đồ điện dân dụng, thiết bị điện mà Nhà máy SMC Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại KCN này. Dự án chia 2 giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 480.000 sản phẩm/năm, giai đoạn 2 có quy mô 840.000 sản phẩm/năm. Sau khi đi vào hoạt động, dự án có doanh thu hơn 313 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách gần 17 tỷ đồng/năm. Cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm dừng xây dựng dự án, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Cũng tại KCN hỗ trợ Đồng Văn III, Công ty TNHH Công nghệ Global Lighting xây dựng phần móng nhà xưởng F1 rộng gần 1.000 m2 trên diện tích hơn 50.000 m2 đất thuê của KCN này nhưng chưa có giấy phép xây dựng. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp mô đun đèn nền của Nhà đầu tư Global Lighting Technologies Inc (Đài Loan – Trung Quốc) được chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 9/2023. Dự án sản xuất, gia công, lắp ráp mô-đun đèn nền với quy mô 970.000 sản phẩm/năm, khi đi vào hoạt động có doanh thu khoảng 11 triệu USD/năm, đóng góp ngân sách khoảng 1,3 triệu USD/năm.

Tại KCN Thanh Liêm (huyện Thanh Liêm), Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer đang thi công khối nhà tiền chế cao vài chục mét, rộng hàng nghìn mét vuông trên phần diện tích đất thuê tại KCN mà chưa được cấp phép xây dựng. Công trình đã được dựng xong phần khung. Ngoài ra, nhiều khu vực khác trong khuôn viên khu đất cũng đã được đổ móng bê tông. Đây là dự án sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấn/năm mà Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ tháng 11/2023.

Sau khi kiểm tra và lập biên bản, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã có văn bản đề nghị chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm kể trên. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm dừng xây dựng. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, chủ đầu tư phải xuất trình được giấy phép xây dựng, nếu không sẽ phải tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép này.

Để làm rõ thông tin người dân phản ánh cũng như tìm hiểu thêm thông tin minh chứng cho chuyên đề, ngày 22/5/2024, nhóm phóng viên đã có mặt tại KCN huyện Thanh Liêm và KCN hỗ trợ Đồng Văn 3, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam để ghi nhận thực tế. Tại KCN huyện Thanh Liêm vẫn diễn ra hoạt động xây dựng hối hả với quy mô lớn:

Công trường thi công tại Khu công nghiệp huyện Thanh Liêm thuộc dự án của Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer
Công trường thi công tại Khu công nghiệp huyện Thanh Liêm thuộc dự án của Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer

Còn tại KCN hỗ trợ Đồng Văn III, công trường xây dựng cũng “tấp nập” không kém, bất chấp Công văn đề nghị xử phạt của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.

Công trình thi công trong KCN hỗ trợ Đồng Văn III mà chưa được cấp phép xây dựng

Mức phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình không xin giấy phép
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng đối với tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã đặt lịch làm việc với UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Thanh Liêm, UBND thị xã Duy Tiên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam nhưng chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan trên.

Tạp chí Sức khỏe và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Nguồn suckhoemoitruong.com.vn
Link bài gốc

https://suckhoemoitruong.com.vn/ha-nam-phat-hien-nhieu-cong-trinh-xay-dung-khong-phep-trong-cac-khu-cong-nghiep-23439.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vụ 2,61 ha rừng tự nhiên bị phá: Gần 4 tháng sau chính quyền và kiểm lâm mới biết

Theo cáo báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tỉnh Thanh Hóa: Vào tháng 11/2023, đơn vị thi công dự án Trạm biến áp (TBA) 220kV Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và đường dây đấu nối đã bắt đầu phá rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đến ngày 24/3/2024, lực lượng kiểm lâm và chính quyền sở tại ở thị xã Nghi Sơn mới phát hiện và lập biên bản vụ việc.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com