Đất nước mang hình người con gái

22/02/2017 10:58

MTNN Không hiểu sao, từ lâu nay, tôi luôn tâm niệm rằng, đất nước này tồn tại và phát triển tuy có lúc mạnh mẽ, lúc âm thầm như tất yếu của lịch sử, là nhờ vào người con gái.

Đất nước mang hình người con gái

Có thể, đó chỉ là những suy nghĩ mang mầu sắc chủ quan, nhưng chí ít, đó là những gì tôi nghĩ, chứ không phải là mượn lời của người khác.

Nói một cách hình ảnh, đến hình dáng của đất nước hiện tại, cũng cong như tấm lưng còng của bà, của mẹ, của chị và của em. Sự so sánh này theo tôi từ tuổi ấu thơ, dù để lại một kỷ niệm không lấy gì làm đẹp của thời cắp sách đến trường, khi tôi nhận điểm kém chỉ vì dùng phép so sánh đó thay cho ví với chữ S là lối hành văn quen thuộc của nhà trường. Tôi không trách các thầy cô giáo thời điểm đó, bởi thời đó mọi người đều khó chấp nhận những suy nghĩ khác lạ, phần vì nếu mỗi học sinh so sánh một kiểu thì mất rất nhiều thời gian để đọc. Chỉ có điều, đó là sự so sánh của tôi, và tôi không muốn để mất.

dat-nuoc-mang-hinh-nguoi-con-gai-giadinhvietnam.com 1

Photo: Nguyễn Long

Sau này, theo nghiệp cầm bút, tôi càng để ý đến thân phận người con gái Việt Nam trong tiến trình lịch sử dài dằng dặc của dân tộc mình, mà oai hùng nối tiếp bi thương. Tôi mất rất nhiều thời gian để trả lời cho câu hỏi, tại sao dân tộc mình không bị các nền văn hóa lớn đồng hóa, dù đã có thời gian người ta muốn làm như vậy để xóa tên nước non này khỏi bản đồ. Tôi không hài lòng lắm với câu trả lời chung chung rằng, do chúng ta có truyền thống yêu nước, bởi yêu nước không phải là đặc tính riêng của người Việt. Tôi cũng không tin tưởng lắm vào câu trả lời rằng chúng ta có văn hóa làng xã là thứ khu biệt, bởi nó chỉ là biểu hiện bên ngoài. Rồi ngày qua ngày, tôi tự tìm cho mình câu trả lời, rằng đó là bởi, đất nước này tồn tại mạnh mẽ đến như thế, là do mang bóng hình của người con gái.

dat-nuoc-mang-hinh-nguoi-con-gai-giadinhvietnam.com 2

Người Trung Hoa có câu,”nữ nhi nan hóa”, dịch nôm na là không thể thuần hóa, dạy bảo, ép người phụ nữ và khuôn khổ nào đó được

Bản năng của đàn bà là cực kỳ mạnh mẽ, để có thể duy trì sự sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để khuất phục được phụ nữ là điều khó khăn, nhất là khi người ta định dùng sức mạnh. Chẳng thế mà Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, là nữ tướng nữ binh các nơi đổ về hưởng ứng, chỉ tiếc là, hai Bà gặp phải một đối thủ quá mạnh và đầy tài năng vào thời điểm ấy là Mã Viện. Để đến khi nữ tướng Lê Chân từ Lưỡng Quảng trở về để tiếp ứng, thì mọi sự đã không thành. Tính cách người dân xứ cảng Hải Phòng, mà ngày xưa gọi là Hải tần phòng thủ, phải chăng cũng bắt nguồn từ tính cách mạnh mẽ của bà Lê Chân?

Trong đời sống thường nhật cũng thế, khi người chồng không có khả năng làm trụ cột gia đình, thì người vợ lại tần tảo lên đường. Cách kiếm sống cũng thật là đa dạng, nhiều khi chỉ cần một đôi quang gánh, thế là đủ lo cho một gia đình. Khi mà các đức ông chồng còn dùi mài kinh sử nhiều khi trong vô vọng, thậm chí có những ông còn trốn việc bằng cách ngâm nga từ năm này qua năm khác những câu thánh hiền vô nghĩa, thì phụ nữ Việt luôn hành động. Chạy chợ, hàng xáo, bốc vác, ruộng vườn, chăn nuôi, không gì là họ không thể làm được. Một cách bền bỉ, một cách khéo léo, thậm chí, khi cần, một cách mạnh mẽ. Hình ảnh ấy, được nhà thơ trào phúng Tú Xương khắc họa như trút ruột gan ra trong bài “Thương vợ”:

    “Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng”.

    Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày trước, tên đệm của nữ là Thị, của nam là Văn. Bởi người xưa gắn phụ nữ với công việc chợ búa, thị là chợ, còn nam giới với việc văn chương. Sau này, người ta bỏ dần chữ Thị trong tên đệm của phụ nữ vì cho rằng nó nôm na, nó “nhà quê”, như đoạn tuyệt với quá khứ một cách không cần thiết.

Lúc viết những dòng này, tôi không khỏi nghĩ đến bà tôi, một phụ nữ nông thôn đúng nghĩa. Góa chồng, một mình bà nuôi dậy 5 người con còn sống, bởi đã có hai ông chú tôi mất trong nạn đói năm 1945. Cứ ai đến tuổi nhập ngũ là bà lại khuyến khích lên đường, bởi với bà, trai thời loạn là phải thế. Cho đến khi chỉ còn chú út ở nhà, bởi theo chính sách hậu phương, chú không phải ra trận, bà cũng bảo chú đừng ở nhà làm gì. Để rồi khi chú lên đường vào Nam chiến đấu, không đêm nào là bà không khấn vái cho các con mình được bình an trở về. Nước mắt thì nuốt vào trong, để bình tâm mà sống đợi ngày các con trở về. Tôi có hỏi bà lý do, thì bà bảo sống cũng tốt, con cái ở nhà cũng tốt, nhưng tốt hơn hết là khi đất nước cần thì không được từ nan, không được hèn nhát. Bây giờ, nhớ lại hình ảnh tấm lưng còng của bà, tôi lại thấy, đất nước này nợ những người phụ nữ nhiều lắm. Bà tôi, cũng như những người phụ nữ Việt khác, hy sinh mà không coi đó là hy sinh, mà coi là việc phải làm. Bởi khi người ta hy sinh để mà đòi hỏi, thì một cách vô tình, sự hy sinh đó đã không còn nguyên giá trị của nó.

Chế độ phong kiến và Nho giáo từ khi du nhập vào Việt Nam, đã làm được một việc rất tàn nhẫn là kìm hãm sự phát triển của phụ nữ, và làm giảm đi ít nhất là một nửa sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của đất nước. Phụ nữ không được đi học, thành thử chúng ta mất đi những tài năng, trong khi đó, nhiều công việc phụ nữ làm tốt hơn đàn ông. Thế nhưng, may mắn cho đất nước này là trong sâu thẳm, ý thức về chế độ mẫu hệ vẫn còn. Tổ tiên chúng ta vẫn biết đề cao vai trò của phụ nữ, điều này có thể thấy qua những câu ca dao, tục ngữ, mà một cách vô tình, lại trùng hợp với tư tưởng tiến bộ của phương Tây. Nếu phương Tây nói đằng sau thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ, thì các cụ nhà ta chỉ nói đơn giản “của chồng, công vợ”. Các cụ nhà ta khẳng định “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, để nói về sự bình đẳng giới một cách hữu ý, và trong câu này, chữ vợ đưa lên trước, không hẳn chỉ để hiệp vần, bởi nếu nói thuận chồng thuận vợ người ta vẫn có thể gieo vần đại loại “thuận chồng thuận vợ núi nợ cũng trả xong”, hay “thuận chồng thuận vợ mua cả chợ mấy hồi”.

Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam thì không bao giờ hết lời, và cũng không bao giờ là đủ. Đề tài người phụ nữ trong văn học nghệ thuật, là mỏ vàng không bao giờ cạn. Bởi ai cũng có một người mẹ, ai cũng có một người bà. Chỉ cần viết về mẹ mình, bà mình cho thấu đáo, bằng tài năng, và nhất là bằng cảm xúc được nghệ thuật hóa, là tác phẩm đã đủ sức đứng với thời gian. Bởi vì, từ muôn đời nay, đất nước mình đã mang bóng hình của người con gái.

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com