Các dự án được thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

28/05/2025 08:20

MTNN Các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản không thuộc đối tượng dự trữ khoáng sản và có thời gian hoạt động không vượt quá thời gian dự trữ khoáng sản còn lại là một trong những đối tượng được thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Điều 33 Luật Địa chất và khoáng sản quy định rõ về thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Theo đó, các dự án sau đây được thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, cụ thể: (1) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội; (2) Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

(3) Thăm dò, khai thác khoáng sản không thuộc đối tượng dự trữ khoáng sản và có thời gian hoạt động không vượt quá thời gian dự trữ khoáng sản còn lại;Dự án đầu tư khác không thuộc trường hợp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc không thuộc trường hợp có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại.

Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong phạm vi dự án đầu tư theo quy định. Thời điểm đánh giá được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

(Ảnh minh họa)

Nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ bao gồm: (1) Tổng quan khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong diện tích dự án, gồm mức độ điều tra địa chất về khoáng sản; hiện trạng tài nguyên, trữ lượng và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản (nếu có); (2) Đánh giá mức độ tác động của hoạt động của dự án đầu tư đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng đối với loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ; xác định rõ hạng mục công trình có thể tác động trực tiếp đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ khoáng sản; (3) Giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nằm trong diện tích dự án; (4) Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi dự án đầu tư.

Theo Điều 33, việc quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản đối với nội dung quy định. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải theo dõi, giám sát và kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và UBND cấp tỉnh nơi có khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với trường hợp khi thi công xây dựng hoặc trong quá trình vận hành dự án mà có tác động trực tiếp đến loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ để xử lý theo quy định.

Trường hợp khi triển khai thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia mà bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình, tác động trực tiếp đến khoáng sản dự trữ thì tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND cấp tỉnh nơi có dự án để tổ chức kiểm tra, quyết định việc cho phép thu hồi hoặc không thu hồi khoáng sản.

UBND cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư quy định xem xét cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản. Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND cấp tỉnh xem xét cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản sau khi được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chấp thuận bằng văn bản.

Việc thu hồi khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc: Thu hồi khoáng sản được thực hiện đồng thời khi triển khai dự án; Chủ đầu tư dự án phải tổ chức thu hồi khoáng sản theo quy định. Trường hợp không tổ chức thu hồi khoáng sản, chủ đầu tư phải đề xuất tổ chức, đơn vị khác để thu hồi và trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định được phép thu hồi khoáng sản có quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật này.

Luật Địa chất và khoáng sản cũng quy định rõ về bồi thường thiệt hại khi dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Theo đó, Điều 34 quy định: Trường hợp Thủ tướng Chính phủ giảm diện tích khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, giảm thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc dự án quan trọng quốc gia dẫn đến phải thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất dự án đầu tư thì chủ đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi đã hết thời gian dự trữ khoáng sản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

 

 

VŨ MINH

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/cac-du-an-duoc-thuc-hien-tai-khu-vuc-du-tru-khoang-san-quoc-gia.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Cục Địa chất và Khoáng sản sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản trị ngành, lĩnh vực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Mường Lát (Thanh Hóa): Nỗ lực bảo vệ “lá phổi xanh” vùng biên giới

Việc bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm với thiên nhiên mà còn là hành động thiết thực để giữ gìn sự sống, bảo vệ tương lai của người dân vùng biên giới. Nhận thức được tầm quan trọng này, UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã luôn chú trọng công tác “phủ xanh đồi trọc”, đưa ra các kế hoạch, phương hướng để bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com