Bảo vệ các hệ sinh thái tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

15/07/2025 20:16

MTNN Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) sở hữu tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như rạn san hô, rong cỏ biển... Việc triển khai hiệu quả các giải pháp bảo vệ các hệ sinh thái tạo tiền để để phát triển du lịch tại đặc khu này.

Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được thành lập từ năm 2009 có tổng diện tích 4.532 ha, được chia thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 534 ha, phân khu phục hồi sinh thái 1.392 ha, phân khu phát triển 2.376 ha (nay là phân khu dịch vụ hành chính).

Tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã ghi nhận được 954 loài sinh vật biển. Trong tổng số 954 loài sinh vật biển được xác định, có 12 loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ, phục hồi và phát triển (bao gồm 8 loài san hô, bào ngư bầu dục, ốc sứ mắt trĩ, cá bàng chài đầu đen và cá bướm vằn).

Thời gian qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả với 5 chương trình công tác. Ban quản lý đã tổ chức lắp đặt hệ thống phao đánh dấu phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên biển đảo.

Đáng chú ý, ngay sau khi thành lập, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam (IUCN- Việt Nam) thực hiện Chương trình: “Bảo tồn, cứu hộ rùa biển” với mục tiêu ngăn chặn nạn đánh bắt, mua bán rùa biển; đồng thời cứu hộ kịp thời rùa biển gặp nạn.

Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực này (Ảnh: HA). 

Trong số 5 loài rùa (Vích, Đồi mồi, Đồi mồi dứa, Quản đồng và rùa Da) quý hiếm sinh sống ở vùng biển Việt Nam thì ở vùng biển Quảng Trị có cả 5 loài này. Chỉ tính từ năm 2024 đến tháng 6/2025, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã phối hợp với các tình nguyện viên, ngư dân, chính quyền địa phương và các Đồn Biên phòng ven biển, cứu hộ thành công 14 cá thể rùa mắc lưới đánh cá, sau đó thả về với biển an toàn.

Ban quản lý cũng đã xây dựng được đội tình nguyện viên với 26 người làm nhiệm vụ quan sát, bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển tại 12 xã, thị trấn ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ. Những tình nguyện viên này được tập huấn kiến thức chuyên sâu về rùa biển, kỹ năng, kỹ thuật bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển.

Ngoài ra, Ban quản lý điều tra thu thập mẫu vật, phân loại các loài sinh vật, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các loài động thực vật biển quý, hiếm và đặc trưng của đảo Cồn Cỏ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thông, những tiêu bản các loài đặc trưng có ở khu bảo tồn biển gồm tôm hùm, cá mú, ghẹ sao, ốc tù và, cua đồi…, các tiêu bản thuộc bộ ốc và hai mảnh vỏ và một số loài san hô; đồng thời tổ chức các hoạt động tái tạo, phục hồi các loài thủy sinh, hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển. 

Việc phối hợp với các đối tác trong việc triển khai các đề tài khoa học, thử nghiệm nuôi cấy san hô, phục hồi nguồn lợi biển trong khu bảo tồn cũng được đẩy mạnh triển khai. Thợ lặn của Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ đã tiến hành lặn định kỳ giám sát rạn san hô và nền đáy, nhằm theo dõi những hiện tượng bất thường của rạn như tẩy trắng san hô, vỡ rạn mảng lớn, xáo trộn mạnh trầm tích đáy, sự phát triển của các thảm rong, cỏ biển đặc trưng.

Du khách thăm cột cờ Tổ quốc ở đặc khu Cồn Cỏ (Ảnh: MH). 

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, những năm qua hoạt động du lịch cũng được đẩy mạnh phát triển tại đặc khu này. Chỉ tính riêng trong năm 2024, lượng du khách đến với Cồn Cỏ là 10.384 người, tăng hơn gần 2.000 người so với năm 2023; tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt trên 13,5 tỷ đồng. Năm 2025, Cồn Cỏ đặt ra mục tiêu đón 11.000 - 12.000 lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 15 tỷ đồng.

Thời gian tới, đặc khu Cồn Cỏ tiếp tục làm tốt công tác quản lý, khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch. Khai thác hiệu quả các địa điểm du lịch hiện có như Bến Nghè và các điểm tham quan du lịch, Đài quan sát Thái Văn A, Đài tưởng niệm anh hùng đảo Cồn Cỏ, nhà truyền thống huyện đảo Cồn Cỏ... Quảng bá mạnh mẽ các sản vật của địa phương như nước mắm, cá khô, mực khô, thực phẩm sạch... 

Đặc biệt trong năm 2025, đặc khu Cồn Cỏ triển khai một số sản phẩm du lịch mới như ngắm san hô từ tàu đáy kính, đốt lửa trại, giao lưu giữa du khách với quân dân trên đảo. Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ du khách, phối hợp giữa các đơn vị vận chuyển đưa đón hành khách ra đảo và vào đất liền.

Đặc khu Cồn Cỏ có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2,3km², nằm cách đất liền (bờ biển tỉnh Quảng Trị) khoảng 30km về phía Tây Bắc. Dân số trên đảo hiện vào khoảng gần 500 người, bao gồm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, người dân định cư lâu dài và một số lao động, chuyên gia phục vụ du lịch và bảo tồn biển. Trong định hướng phát triển giai đoạn 2025–2030, đặc khu Cồn Cỏ đặt mục tiêu trở thành khu vực trọng điểm về du lịch sinh thái biển, kết hợp nghiên cứu khoa học biển và phát triển năng lượng tái tạo.../.

 

Ngọc Lan

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/bao-ve-cac-he-sinh-thai-tai-khu-bao-ton-bien-dao-con-co.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đà Nẵng: Giám sát chặt hoạt động khai thác khoáng sản cát sỏi

Đà Nẵng tập trung giám sát và khai thác hiệu quả tiềm năng khoáng sản cát sỏi nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị. Thành phố đặt mục tiêu vừa đảm bảo nguồn cung vật liệu ổn định, vừa tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quảng Ninh tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản bản địa quý hiếm. Tỉnh chú trọng quản lý khai thác, bảo vệ sinh cảnh tự nhiên và phát triển các mô hình bảo tồn tại chỗ. Những nỗ lực này góp phần giữ gìn đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản nhóm IV

Dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản đối với trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com