Đây được gọi là sinh thiết lỏng. Các nhà nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) đề xuất sử dụng ADN không phải từ khối u (tumor's DNA- genome of the tumor), mà từ ADN của mầm bệnh liên quan đến khối u (DNA of the patient's microbiota). Điều này khiến xét nghiệm trở nên đơn giản và thu nhiều thông tin hơn.
Các chuyên gia đã phân tích kết quả giải mã 18.116 mẫu ADN mầm bệnh. Những mẫu này được lấy từ bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã xác định được các chỉ dấu vi khuẩn, virus và mối liên quan của chúng với ung thư.
Trong số đó, các nhà khoa học đã xác định được mối liên quan giữa papillomavirus ở người và ung thư cổ tử cung, ung thư đầu và cổ, cũng như mối liên hệ giữa các loài Fusobacterium và ung thư đường tiêu hóa. Một số mối liên hệ khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Ví dụ, sự hiện diện của Faecalibacterium trong các mẫu cho thấy sự phát triển của ung thư ruột kết. Dữ liệu thu thập được tải xuống máy tính, đã được huấn luyện để chẩn đoán ung thư tự động.
Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm phương pháp mới trên huyết tương của các bệnh nhân (59 người bị ung thư tuyến tiền liệt, 25 người mắc ung thư phổi và 16 người mắc khối u ác tính) và 69 người khỏe mạnh. Máy tính phát hiện người không mắc bệnh với độ chính xác tới 100%. Độ chính xác khi phát hiện ung thư phổi là 86%. Đồng thời, trong 81% trường hợp, hệ thống đã có thể phân biệt ung thư tuyến tiền liệt với ung thư phổi.
Theo các chuyên gia, phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy nhất là sự kết hợp giữa sinh thiết lỏng ADN của khối u và ADN mầm bệnh.
Vũ Trung Hương