Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

17/10/2024 08:37

MTNN Viettel vừa tuyên bố là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp mạng 5G, phủ sóng tại 63 tỉnh, thành.

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh: VGP/HM

Trong sự kiện kỷ niệm 20 năm chính thức kinh doanh dịch vụ di động tổ chức ngày 15/10, Viettel cho biết, sau 6 tháng nhận giấy phép sử dụng tần số 2.600 MHz, mạng 5G Viettel tại thời điểm khai trương có hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.

Mạng 5G Viettel có tốc độ có thể đạt từ 700Mbps-1Gb, gấp 10 lần so với 4G và độ trễ thấp gần như bằng 0. Mạng 5G Viettel triển khai đồng thời trên cả 2 nền tảng kiến trúc 5G NSA (non stand alone) và 5G SA (stand alone).

Mạng 5G NSA được Viettel triển khai thành công năm 2019, tuy nhiên 5G SA mới là mạng 5G thực sự và độc lập hoàn toàn so với công nghệ 4G hiện tại.

So với mạng 5G NSA, ngoài cung cấp các dịch vụ truyền tải dữ liệu tốc độ cao, 5G SA còn đáp ứng yêu cầu độ trễ siêu thấp, khoảng 1ms, tốt hơn nhiều mạng 5G NSA và gấp 20 lần 4G truyền thống giúp cung cấp các dịch vụ yêu cầu sự phản hồi tức thì như xe tự lái, phẫu thuật từ xa, điều khiển từ xa trong nhà máy thông mình, lớp học thực tế ảo…

Khách hàng tham gia trải nghiệm dịch vụ 5G của Viettel - Ảnh: VGP/HM

Viettel đã phát triển sẵn các open APIs (cung cấp dữ liệu, cung cấp khả năng cấu hình và tương tác với mạng 5G Viettel) theo chuẩn của GSMA cho cộng đồng phát triển ứng dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Điều này giúp các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng sáng tạo trên nền tảng 5G Viettel.

Theo ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Viettel Telecom, nếu như với 2G khát vọng của Viettel là "mỗi người dân sở hữu một di động"; 4G là "mỗi người dân sở hữu một smartphone" thì 5G sẽ hướng đến "mỗi người dân sở hữu một smartphone siêu tốc độ, siêu kết nối".

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, từ chỗ đi sau, tiếp cận các công nghệ 2G, 3G, 4G vốn đã phổ biến trên thế giới từ 8 - 13 năm trước đó, đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có thể song hành với thế giới trong việc ứng dụng công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng 4.0, trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất và là nhà mạng đầu tiên thử nghiệm dịch vụ 5G tại 63 tỉnh/thành phố.

"Với việc làm chủ nhiều hệ thống mạng lõi quan trọng, Viettel đã đưa Việt Nam gia nhập Top 5 nước đầu tiên sản xuất được thiết bị mạng 5G, chỉ sau Thụy Điển, Phần Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc", Thiếu tướng Tào Đức Thắng nhấn mạnh.

Để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, tại Lễ khai trương, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Tập đoàn Viettel cần thường xuyên quán triệt nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội về kết hợp kinh tế với quốc phòng, phát triển dịch vụ viễn thông, công nghiệp quốc phòng; tiếp tục đổi mới tư duy, hành động; chủ động rà soát, cụ thể hóa, xây dựng, triển khai các đề án, các kế hoạch phát triển dịch vụ viễn thông, công nghiệp quốc phòng phù hợp với thực tiễn…

Không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị điều hành, bám sát thực tiễn, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế; triển khai thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số, kiến tạo xã hội số, xây dựng Viettel trở thành tập đoàn công nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp viễn thông hàng đầu của đất nước.

Đồng thời, tiếp tục tiên phong trong phát triển trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật, đủ năng lực cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông, công nghiệp quốc phòng trong khu vực và trên thế giới…

Cùng ngày 15/10, Viettel kỷ niệm 20 năm ngày chính thức kinh doanh dịch vụ di động. Sau 2 thập kỷ, Viettel đã tạo ra 2 cuộc cách mạng là phổ cập dịch vụ di động, đưa mật độ thâm nhập di động từ dưới 5% vào năm 2004 lên tới trên 100% chỉ sau 5 năm và hiện nay là 130%.

Hiền Minh

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/viettel-chinh-thuc-khai-truong-mang-5g-dau-tien-tai-viet-nam-102241015134929758.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lời giải cho ngành điện

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà Bộ Công thương vừa công bố, với giá thành sản xuất điện là 2.088,9 đồng/kWh, trong khi giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh, ngành điện lỗ tới 34.244 tỷ đồng. Để cân đối chi phí, EVN đã tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày 11-10, đưa mức giá lên thành 2.103,11 đồng/kWh. Đây là lần tăng giá điện thứ 3 chỉ trong 2 năm (tăng 4,5% hồi tháng 11-2023 và tăng 3% vào tháng 5-2023).

Phân loại rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng – mô hình cần nhân rộng

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc phân loại rác thải tại nguồn phải được thực hiện bắt buộc chậm nhất từ ngày 1/1/2025, đây là một bước quan trọng nhằm giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Phân loại rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng là mô hình hiệu quả, cần được nhân rộng.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com