Ở phụ nữ, những nguyên nhân thường gặp của đau hông gồm có:
Viêm khớp: Phổ biến nhất là viêm khớp xương, thường do tuổi tác, khi khớp xương hông bắt đầu hao mòn. Cơn đau xuất hiện phía trước đùi, bẹn do khớp cứng, sưng phồng.
Gãy xương: Thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, bị loãng xương do giảm mật độ xương. Triệu chứng gãy xương là cảm thấy đau khi duỗi thẳng, nâng người, đứng, các ngón chân cũng bị ảnh hưởng. Đây là dấu hiệu cần được chẩn đoán sơ bộ.
Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Những gân nối với cơ bắp đến các khớp dễ sưng tấy khi bạn hoạt động ráng sức. Một trong các nguyên nhân phổ biến của viêm gân khớp hông, đặc biệt khi chạy bộ, là hội chứng dải chậu – chày, đó là dây chằng nằm ở ngoài đùi, từ đỉnh hông đến ngoài đầu gối.
Thoát vị: Thoát vị ở háng, đùi và bẹn, gây đau phía trước hông. Phụ nữ có thai dễ bị thoát vị bẹn do tăng áp lực lên thành bụng.
Bệnh phụ khoa: Tùy vào tuổi tác, sức khỏe, đau hông có thể do nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Lạc nội mạc tử cung: Thường gây đau khung xương chậu, dễ lầm tưởng là đau hông. Cơn đau bắt đầu từ lưng, cột sống, đôi khi ở mông và hông.
Thần kinh tọa: Do dây thần kinh bị chèn ép, gây đau phía sau hông. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng, dần xuống mông, chân.
Hướng điều trị
Theo tiến sĩ Philippon: “Điều trị đau hông phụ thuộc vào chẩn đoán. Đau do ráng sức, chấn thương thể thao, điều trị bằng nhiệt, nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm. Để đề phòng chấn thương khi tập thể thao, hãy khởi động trước khi tập”.
Thừa cân có thể tạo áp lực lên hông, vì thế giảm cân sẽ giảm đau, để đề phòng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số nguyên nhân gây đau hông khác như gãy xương, thoát vị, có thể cần phẫu thuật để hiệu chỉnh.
Nếu đau hông dai dẳng, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hải Đường