Toàn cầu đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước sạch
Ngày 22 tháng 3 hàng năm đã được Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Nước Thế giới - ngày để con người nhìn lại tầm quan trọng của tài nguyên quý giá bậc nhất trên Trái đất. Nước là tài nguyên chiếm 3/4 diện tích Địa cầu nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số đó là nước có thể sử dụng được.
Nước là một thứ không thể thiếu trong đời sống của con người và con người chỉ có thể nhịn khát trong tối đa là 5 ngày. Tất nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Liệu có phải tất cả chúng ta đều có đủ nước để dùng?
Báo cáo của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số.
Vấn đề toàn cầu về tình trạng thiếu nước cần phải được nhấn mạnh và nhấn mạnh lại nhiều lần cho đến khi mọi người nhận thức được đầy đủ về điều này và thực hiện phần của họ để tiết kiệm nước một cách có trách nhiệm , ngay cả ở các khu vực nhận thức rằng đã có đủ nguồn cung cấp nước.
Trong tương lai, loài người có thể phải uống nước bồn cầu vì thiếu nước sạch
Các nhà khoa học đến từ Hà Lan đã đưa ra dự đoán về việc hơn 4 tỷ người trên thế giới sẽ phải sống trong cảnh không có nước sạch để dùng trong vòng 1 tháng.
Vấn đề này sẽ lên đỉnh điểm trong vòng 1 thập kỷ tới, chính vì thế các nhà khoa học tại Australia đã hướng tới một phương án đó là tái chế nước thải từ bồn cầu thành nước sạch để sử dụng, cụ thể là uống.
Nước được tái chế rất an toàn và có mùi vị giống như tất cả những loại nước đóng chai hay lấy từ vòi ra (Nguồn ảnh: Khám phá)
Nghe qua thì thật không có gì hấp dẫn, phương án có tên "toilet-to-tap" này sẽ có thể trở thành cứu tinh cho những người không có để nước sạch để uống chứ chưa nói gì đến tắm giặt.
Mặc dù vậy, nó đã được áp dụng ở một vài nơi trên thế giới theo một cách nhìn tổng quát như sau: nước thải đi qua các cống rãnh, bao gồm từ các toilet, đang được lọc và xử lý cho đến khi nó sạch như nước đóng chai tinh khiết, nếu không muốn nói là sạch hơn.
Kỹ sư môi trường Anas Ghadouani thuộc đại học Western Australia cho biết nước được tái chế rất an toàn và có mùi vị giống như tất cả những loại nước đóng chai hay lấy từ vòi ra, thậm chí nó còn có vị hơi ngọt dịu. Mặc dù vậy, chắc chắn không phải ai cũng vui vẻ khi biết được cốc nước họ cầm trên tay lại có nguồn từ thứ chứa đựng chất thải của họ hàng ngày.
Việc tái chế nước thải không chỉ cần thiết mà nó còn quan trọng đối với việc duy trì nguồn cung nước sạch trong tương lai.
Thậm chí, Anas Ghadouani- Kỹ sư môi trường Anas Ghadouani thuộc đại học Western Australia đã lên tiếng cảnh báo rằng: "Không sớm thì muộn bạn sẽ phải uống nước thải tái chế. Đó không phải là chuyện viễn tưởng, đó là bối cảnh thực tế mà ai cũng phải đối mặt".
Giải thích thêm về quá trình xử lý nước thải, Peter Scales - kỹ sư hóa học thuộc đại học Melbourne cho biết: "Đầu tiên, chúng ta phải lọc hết toàn bộ những chất ở dạng rắn trong nước. Sau đó, bạn sẽ áp dụng một quy trình gọi là thẩm thấu ngược nhằm lọc bỏ những hạt nhỏ nhất. Cuối cùng, nước được chiếu tia cực tím nhằm khử trùng các vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí, phương pháp "toilet-to-tap" này có thể cung cấp một nguồn nước rất tinh khiết, tinh khiết hơn cả những gì các công ty nước sạch hiện nay có thể lấy từ sông hay từ các bể chứa".
-> Kì lạ hồ nước màu hồng có thể chữa bệnh